Thursday, August 24, 2017

Nhân dịp này, hai tỉnh ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2017-2020

Nhân dịp này, hai tỉnh ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2017-2020 trên một số lĩnh vực chính, đó là: công tác tổ chức cán bộ và xây dựng Đảng, giáo dục, y tế, đầu tư - thương mại, nông - lâm nghiệp, văn hóa - thể thao và du lịch. Hai bên cũng thống nhất tiếp tục trao đổi luân phiên các đoàn cấp cao giữa 2 tỉnh sang thăm, làm việc và định kỳ đánh giá việc thực hiện các thoả thuận hợp tác.
Phát biểu tại buổi hội đàm, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón đoàn lãnh đạo cấp cao của Viêng Chăn sang thăm và làm việc tại Hải Dương.

Để việc thực hiện văn bản hợp tác giữa hai tỉnh đạt kết quả cao nhất, đồng chí đề nghị lãnh đạo các sở, ngành của Hải Dương và Viêng Chăn thường xuyên trao đổi thông tin, triển khai thực hiện tốt các nội dung thỏa thuận, hợp tác.
Đồng chí tin tưởng rằng thông qua thỏa thuận hợp tác này, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, góp phần thắt chặt tình cảm gắn bó keo sơn Việt - Lào anh em.

Buổi tối cùng ngày, lãnh đạo tỉnh mở tiệc chiêu đãi đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Viêng Chăn
Trước đó, vào sáng 23.8, đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Viêng Chăn đã tới thăm Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam (khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng) và làng nghề mộc Đông Giao (xã Lương Điền, Cẩm Giàng).
Doanh nghiệp tư nhân đang tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp ngân sách ngày một tăng, nhưng các doanh nghiệp này nhìn chung còn nhỏ, gặp nhiều khó khăn.
Số lượng tăng nhanh, khả năng huy động rất tốt các nguồn lực xã hội và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hải Dương đã và đang khẳng định vai trò, vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Tạo việc làm cho hàng vạn lao động
Trước năm 2010, người dân xã Bình Xuyên (Bình Giang) chủ yếu làm nông nghiệp, nhiều người không có việc làm, nhất là lúc nông nhàn. Năm 2009, Công ty TNHH Huy Phong chuyên sản xuất giầy xuất khẩu đã về đầu tư tại địa phương. Hiện doanh nghiệp giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động của xã.

Nhờ làm việc tại Công ty TNHH Huy Phong, mẹ con chị Vũ Thị Thoan đã có thu nhập gần 4 triệu đồng/người/tháng. Con trai chị Thoan 22 tuổi chỉ học hết lớp 1. "Nếu không có công ty con tôi chẳng thể kiếm được việc làm tốt ở đâu”, chị Thoan nói.

Ông Nhữ Đình Tảo, Chủ tịch UBND xã Bình Xuyên cho biết: "Từ khi có Công ty Huy Phong, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khác vào đầu tư đã đưa xã từ chỗ chậm phát triển trở thành 1 trong 3 xã phát triển mạnh nhất huyện. Năm 2015, Bình Xuyên đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới".

Sau khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 3, Công ty CP Thép Hòa Phát (Kinh Môn) đã nâng công suất lên 1,7 triệu tấn thép/năm. Công ty hiện giải quyết việc làm cho 4.600 lao động với thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng. Số lao động này chủ yếu ở huyện Kinh Môn và lân cận. Nhiều kỹ sư tốt nghiệp Khoa Luyện kim của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là người Hải Dương vào đây làm việc. Anh Vũ Văn Đôn (32 tuổi) ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) cho biết: "Sau khi ra trường, tôi làm việc tại Công ty Thép Vạn Lợi ở Hải Phòng. Sau đó, tôi được tuyển vào làm cho Công ty CP Thép Hòa Phát. Hiện tôi có thu nhập ổn định khoảng 15 triệu đồng/tháng. Làm gần nhà nên tôi có thể sáng đi tối về".

Theo báo cáo của các ngành chức năng, những năm qua, DNTN phát triển nhanh về số lượng, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 doanh nghiệp mới thành lập. Hiện toàn tỉnh có 10.580 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn 86.202 tỷ đồng; tạo việc làm cho 27 vạn lao động. Trong đó DNTN chiếm 95,6% số lượng doanh nghiệp của tỉnh. Ông Hoàng Văn Bảo, nguyên Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh cho biết: "Nếu không có DNTN ngày càng phát triển thì không biết hàng vạn lao động, nhất là lực lượng thanh niên ở khu vực nông thôn sẽ kiếm việc làm ở đâu".

No comments:

Post a Comment