Monday, June 26, 2017

Công ty CP Xây dựng 1369 đã và đang khẳng định vị thế trên thương trường

Công ty CP Xây dựng 1369 đã và đang khẳng định vị thế trên thương trường, nhất là trong thi công xây dựng, kinh doanh máy móc, thiết bị công nghiệp…
Gần 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Xây dựng 1369 (mã cổ phiếu C69) đã và đang khẳng định vị thế trên thương trường, nhất là trong thi công xây dựng, kinh doanh máy móc, thiết bị công nghiệp, sản xuất, xuất khẩu khoáng sản…

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi , sua chua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Một trong những nguyên nhân khiến khu công nghiệp (KCN)

Từ khi thành lập năm 2003 đến nay, tập thể công ty luôn đoàn kết để vượt qua khó khăn, định hình chuyên môn hóa hoạt động. Hiện nay, doanh nghiệp tập trung vào thi công xây dựng; tư vấn kiến trúc, kỹ thuật, quản lý dự án; khai thác, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khoáng sản; bốc xếp, vận tải hàng hoá bằng đường bộ; kinh doanh máy móc, thiết bị công nghiệp... Khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ 3,5 tỷ đồng, địa bàn hoạt động chủ yếu là huyện Kinh Môn và một số địa phương lân cận thì nay vốn điều lệ đã tăng lên gấp 4 lần, khai thác được nhiều thị trường mới. Năm 2016, doanh thu của công ty đạt 143 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2015.

Công ty CP Xây dựng 1369 đã chuyển trụ sở chính từ Kinh Môn về TP Hải Dương và tập trung vào các lĩnh vực là thế mạnh của doanh nghiệp. Công ty tập trung kiện toàn lực lượng kỹ thuật, đầu tư hơn 10 tỷ đồng nâng cấp phương tiện, thiết bị thi công... Công ty đã và đang thực hiện nhiều dự án xây dựng trọng điểm ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…, thành lập một chi nhánh khai thác và chế biến khoáng sản tại tỉnh Quảng Bình. Các dự án xây dựng điển hình như đại lý ô tô Huyndai Hải Dương, Mitsubishi Hải Dương, hạ tầng khu đô thị và thương mại Cầu Sến (Uông Bí, Quảng Ninh), dây chuyền 3 nhà máy gạch ngói Kim Thành… Bên cạnh đó, công ty đang khai thác mỏ đá tại xã Thống Nhất (Hoành Bồ, Quảng Ninh) với sản lượng hơn 7,5 triệu m3/năm, vừa bán nội địa vừa xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Bangladesh, Ấn Độ… Năm nay, công ty phấn đấu đạt doanh thu 200 tỷ đồng.

Ngày 30.3.2017, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc chấp thuận cho 5 triệu cổ phiếu C69 của Công ty CP Xây dựng 1369 niêm yết trên sàn HNX. Cổ phiếu C69 chính thức giao dịch từ ngày 21.4.2017, với giá tham chiếu ngày chào sàn là 10.800 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá cho ngày giao dịch đầu tiên là +/- 30% so với giá tham chiếu. Ông Lê Minh Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cho biết: "Sự kiện này là bước ngoặt quan trọng để doanh nghiệp chuyển động về chất, nâng cao tín nhiệm với đối tác, khách hàng". Trước khi lên sàn HNX, công ty đã thu hút được 142 cổ đông đầu tư và đặt niềm tin vào Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hội đồng Quản trị công ty hiện nắm giữ 51% vốn điều lệ.
 
Từ năm 2016, công ty  đã liên tiếp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu đá vôi lớn với các đối tác như tập đoàn Blooming, Kingstone Mine Corp (Đài Loan), Biroute Limited (Trung Quốc); Peakward Ard Enterpries ltd (Hong Kong)... Riêng Công ty TNHH Quốc tế Blooming đã có 6 hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn, đang trở thành đối tác lớn và đầy tiềm năng của công ty. Năm 2017, ngoài việc bảo đảm nguồn cung xuất khẩu cho các đối tác quen thuộc, công ty còn khai thác hợp đồng xuất khẩu đá với các đối tác lớn khác như THAI INDO MINING LIMITED, TS GLOBAL PROCUREMENT CO.PTE, LTD... Công ty đã xin cấp phép và được chấp nhận mở thêm mỏ mới, với trữ lượng hơn 500 triệu m3, công suất khai thác 5 triệu m3/năm.

Mục tiêu của doanh nghiệp là lọt vào top 10 đơn vị thi công xây dựng bảo đảm "chất lượng, tiến độ và uy tín" trên thị trường khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, công ty cũng đang khảo sát một số dự án đầu tư xây dựng trọng điểm ở Quảng Ninh, dự án khu đô thị tại Đà Lạt... Trong điều hành và quản trị doanh nghiệp, công ty đang hoàn thiện các quy trình áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; tiếp tục phát triển đội ngũ kỹ thuật, lực lượng quản lý ngày càng tinh nhuệ, hướng tới chuyên nghiệp hóa...

Một trong những nguyên nhân khiến khu công nghiệp (KCN)

Một trong những nguyên nhân khiến khu công nghiệp (KCN) Cộng Hòa (Chí Linh) khó thu hút đầu tư là do tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi rác lộ thiên nằm ngay trong KCN.
Ô nhiễm: KCN Cộng Hòa được thành lập theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21.8.2006 của Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt quy hoạch chi tiết tháng 11.2007. Sau khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết, KCN Cộng Hòa rộng 201,23 ha. Công ty CP Phát triển đô thị và KCN Cao su Việt Nam là chủ đầu tư hạ tầng. Trong KCN này có bãi rác tập trung của thị xã Chí Linh rộng khoảng 2 ha. Theo thỏa thuận với chủ đầu tư KCN, thị xã Chí Linh phải di dời bãi rác này để trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều năm, bãi rác vẫn chưa được di dời.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,   sửa tủ lạnh hitachi
Khi kết thúc bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội
Ông Nguyễn Văn Thành, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển đô thị và KCN Cao su Việt Nam cho biết công ty đã nhiều lần kiến nghị với thị xã Chí Linh và UBND tỉnh sớm di chuyển bãi rác này ra ngoài KCN nhưng chính quyền địa phương chưa thực hiện được. Môi trường trong KCN bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ năm 2011 đến nay, nhiều chủ đầu tư đến tìm hiểu và đặt vấn đề đầu tư nhưng khi khảo sát thực địa, thấy bãi rác khổng lồ nằm trong KCN, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi, nhặng bay khắp nơi thì đều lắc đầu ngán ngẩm. Trong khi đó, nhiều năm qua công ty vẫn phải đóng tiền thuê đất cả diện  tích bãi rác.

Năm 2015, KCN Cộng Hòa có dự án đầu tư đầu tiên của Công ty TNHH Nice Ceramic. Công ty này thuê 52 ha đất để sản xuất, kinh doanh gạch ốp lát cao cấp. Để có được dự án này, chủ đầu tư hạ tầng phải thuyết phục và bảo đảm với đối tác là sớm kiến nghị di chuyển bãi rác. Hiện công ty này sắp đi vào hoạt động nhưng bãi rác thì vẫn chưa được di chuyển. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hằng tuần Công ty TNHH Nice Ceramic phải thuê đơn vị môi trường đến phun thuốc diệt ruồi, muỗi. Tuy nhiên, do bãi rác quá lớn lại tích tụ từ lâu với nhiều loại rác thải nên dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không có hiệu quả.

Đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Nice Ceramic thất vọng cho biết: “Khi đến KCN này, thấy bãi rác khổng lồ nằm trong KCN, chúng tôi rất lo ngại. Nhưng chúng tôi tin tưởng chủ đầu tư và chính quyền sẽ  sớm di chuyển bãi rác. Tuy nhiên, hằng ngày, mùi hôi tanh xộc lên, ruồi, nhặng bay kín, nhất là vào những ngày mưa ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nhà máy. Cứ 1-2 ngày họ lại đốt rác một lần khiến khói, bụi bay khắp nơi. Sắp tới công ty đi vào hoạt động, chúng tôi chưa biết làm thế nào với tình trạng ô nhiễm này”.

Chính quyền loay hoay : Bãi rác ở KCN Cộng Hòa không chỉ có rác thải sinh hoạt mà còn có cả rác thải công nghiệp. Chỉ chưa đầy 30 phút, chúng tôi thấy có 3 chiếc xe chở rác đến đây tập kết. Con đường dẫn vào bãi rác cũng đã bị băm nát.
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Chí Linh, bãi rác nằm trong KCN Cộng Hòa được quy hoạch gần 20 năm nay. Đây là nơi tập kết rác sinh hoạt của phường Cộng Hòa, Sao Đỏ và một số xã, phường lân cận. Ban đầu, diện tích bãi rác khoảng 1,5 ha. Do lượng rác lớn nên đến nay bãi rác rộng khoảng 2 ha. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 60 - 70 tấn rác thải được đổ tại đây. Việc di chuyển bãi rác gặp nhiều khó khăn. Thị xã Chí Linh đã quy hoạch một bãi rác tạm nằm ngoài KCN Cộng Hòa rộng khoảng 1 ha nhưng do chưa được phê duyệt nên chưa được sử dụng. Ngoài ra, thị xã đã quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác thải nhưng do khó khăn về địa điểm, giải phóng mặt bằng nên việc này chưa thực hiện được.

Tình trạng ô nhiễm môi trường trong KCN Cộng Hòa ngày càng nghiêm trọng. Bãi rác này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường trong KCN mà còn ảnh hưởng tới tình hình thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Chí Linh nói riêng và của tỉnh nói chung. Đề nghị thị xã Chí Linh có giải pháp quyết liệt và tích cực hơn để sớm di dời bãi rác trên.

Làm tốt công tác xã hội hóa đã góp phần giúp khu di tích quốc gia đặc biệt

Làm tốt công tác xã hội hóa đã góp phần giúp khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Di tích khang trang: Cờ lễ hội treo dọc đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc không chỉ có tác dụng chào đón du khách mà còn chỉ dẫn các điểm đến của khu. Ngoài nét cổ kính, chùa Côn Sơn như khoác thêm chiếc áo mới vì nhiều hạng mục được xây trên nền tảng kế thừa tích cũ. Nổi bật nhất là Tòa Cửu phẩm liên hoa mới khánh thành hồi tháng 2 vừa qua. Tòa cửu phẩm có từ thời Trần, được tôn tạo vào thời Lê nhưng theo thời gian đã bị hư hại. Đến nay, tòa cửu phẩm này đã trở thành công trình văn hóa, tâm linh có ý nghĩa quan trọng trong không gian cảnh quan chùa Côn Sơn. Những linh vật thần thoại xung quanh tòa cửu phẩm được điêu khắc tinh tế, vừa mang nét cổ xưa, vừa linh thiêng, huyền bí.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi ,sửa chữa tủ lạnh hitachi

Khi kết thúc bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội


Ngoài ra, một số công trình xuống cấp cũng đã được tu bổ, tôn tạo lại như nhà tổ, hậu đường, hữu, tiền hành lang và một số hạng mục khác. Ông Nguyễn Văn Thanh ở Đông Triều (Quảng Ninh) đang vãn cảnh khu di tích cho biết: "10 năm trước, Côn Sơn - Kiếp Bạc chưa được tu bổ nhiều, đường vào một số di tích còn đơn sơ, nay đường vào đã đẹp, đi lại thuận tiện hơn. Điều quan trọng là dù tu sửa, xây mới nhưng các công trình đều không đánh mất giá trị lịch sử".

Đường vào Kiếp Bạc cũng không còn khó khăn như trước nữa mà được mở rộng thông thoáng, bảo đảm cho lượng xe lớn đưa khách về thăm đền. Sân đá, tường bao nội tự, khu tạo soạn đền Kiếp Bạc đều được tu bổ với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Đi đến đâu du khách đều thấy biển chỉ dẫn đến đó. Khuôn viên di tích ngày càng được tôn tạo khang trang hơn, thu hút đông đảo khách thập phương về chiêm bái. Ngoài phục vụ du khách đến tham quan, khu di tích còn được nhiều nhà nghiên cứu, khảo cổ đến tìm hiểu.

Thu hút nguồn công đức: Để khu di tích ngày càng khang trang, ngoài nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước còn có sự đóng góp, công đức của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Người góp công, người góp của với mong muốn tô thêm vẻ đẹp cho khu di tích.
Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn vừa qua được xây dựng trị giá gần 76 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 60 tỷ đồng, còn lại từ nguồn công đức của các tổ chức, cá nhân. 219 pho tượng trên tòa cửu phẩm cũng đều do nhân dân công đức. Có người công đức một đôi rồng đá đặt ở sân đền Kiếp Bạc, người công đức cả một bức Bình Ngô đại cáo bằng chữ Hán… Công ty CP Việt Tiên Sơn địa ốc nhận cung cấp phân lân hằng năm để chăm bón cây xanh xung quanh khu di tích. Chi nhánh Viettel Hải Dương năm nào cũng hỗ trợ cờ, phướn lễ hội, biển báo, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên đường vào khu di tích. Nhiều cá nhân cung tiến hoa, quả, lễ vật để thắp hương… Ngoài ra, mỗi mùa lễ hội, người dân trên địa bàn thị xã Chí Linh đều đến giúp đỡ Ban Quản lý di tích chuẩn bị lễ, tham gia vào đám rước làm cho lễ hội thêm phần sôi động, hoành tráng. Lễ hội còn thu hút hàng trăm đoàn viên, thanh niên tình nguyện làm các công việc như chỉ dẫn lối ra vào đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, dọn vệ sinh môi trường, hướng dẫn du khách tham quan các di tích…

Anh Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết đơn vị đã tập trung “khơi thông” nguồn lực xã hội hóa. Cấp trên hỗ trợ tu bổ, tôn tạo những hạng mục lớn còn những hạng mục nhỏ phải nhờ vào nguồn công đức của du khách đến tham quan. Ngoài các kênh tuyên truyền như báo, đài, đơn vị còn huy động nhân viên trong Ban quản lý tiếp cận các đoàn khách để giới thiệu về khu di tích, vận động họ quyên góp tu bổ, bảo vệ di tích. Mỗi năm khu di tích thu hút hàng chục vạn người đến tham quan, thu hút nguồn công đức lên tới hàng chục tỷ đồng. Đó chính là nguồn kinh phí chính dùng để tu bổ thường xuyên cho khu di tích.

Sunday, June 25, 2017

Khi kết thúc bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội

Khi kết thúc bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội, phóng viên Báo Hải Dương liên hệ để đưa tin môn thi cuối cùng của kỳ thi nhưng ông Bắc không đồng ý.
Sáng 24.6, ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng điểm thi tại Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (TP Hải Dương) cản trở phóng viên Báo Hải Dương tác nghiệp đưa tin về Kỳ thi THTP quốc gia 2017.

Xem thêm:   trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi  ,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,   sua chua tu lanh hitachi

Hải Dương có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp


Cuối giờ sáng, khi kết thúc bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội, phóng viên Báo Hải Dương liên hệ để đưa tin môn thi cuối cùng của kỳ thi nhưng ông Bắc không đồng ý.
Ông này còn yêu cầu lực lượng an ninh, bảo vệ điểm thi không cho phóng viên Báo Hải Dương vào tác nghiệp với lý do vi phạm quy chế.
Mặc dù nói rằng phóng viên Báo Hải Dương vi phạm quy chế nhưng cũng tại thời điểm đó, ông Bắc lại cho phép một số phóng viên báo Trung ương đưa tin về kỳ thi.
Được biết ông Bắc đang giữ chức Hiệu trưởng Trường THPT Gia Lộc II.
Nhiều năm qua, Báo Hải Dương luôn đồng hành của ngành giáo dục tỉnh Hải Dương tuyên truyền trước, trong và sau Kỳ thi THTP quốc gia. Báo tổ chức tuyên truyền sâu rộng các điểm mới của mỗi kỳ thi trên các ấn phẩm báo in, báo điện tử.

Trước các kỳ thi, báo điện tử Hải Dương tổ chức nhiều cuộc tư vấn trực tuyến giữa lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo với bạn đọc để giải đáp những thắc mắc của thí sinh và phụ huynh. Mỗi kỳ thi THPT quốc gia, Ban Biên tập Báo Hải Dương còn thành lập một tổ tuyên truyền riêng về kỳ thi.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú ngày đêm canh gác bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Sáng 24.6, các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Hải Dương  đến thăm, tặng quà đồn biên phòng Lũng Cú (Hà Giang).

Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú ngày đêm canh gác bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Đồng chí mong muốn các cán bộ, chiến sĩ phát huy tốt truyền thống quý báu của quân đội ta, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, giúp dân xóa đói giảm nghèo. Làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân và công tác an ninh, hướng dẫn người dân địa phương cũng như du khách đến thăm cột cờ Lũng Cú - nơi địa đầu của Tổ quốc.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển tặng 10 lá quốc kỳ, mỗi lá rộng 54 m2 - biểu tượng 54 dân tộc Việt Nam cho đồn biên phòng Lũng Cú.
Lãnh đạo đồn biên phòng Lũng Cú trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương lá cờ được treo tại cột cờ quốc gia Lũng Cú từ ngày 8.3 - 12.3.

Hải Dương có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp

Hải Dương có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp nhưng việc chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng của nông sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức.  Đây là nguyên nhân chính khiến giá trị nông sản của tỉnh không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội ,  sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động

"Đầu voi, đuôi chuột": Mỗi năm, nông dân Hải Dương sản xuất gần 800.000 tấn thóc, 750.000 tấn rau và 100.000 tấn trái cây các loại. Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, Hải Dương cũng khẳng định vị trí tốp đầu khu vực đồng bằng sông Hồng khi hàng năm cung ứng ra thị trường hơn 130.000 tấn thịt lợn, gia cầm hơi và 70.000 tấn cá thương phẩm.

Mặc dù là vựa nông sản miền Bắc nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Hải Dương không cao do khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn rất yếu kém. Toàn tỉnh có 120 doanh nghiệp, 16.000 cơ sở chế biến nông sản, tập trung vào các loại rau, củ, song năng lực chế biến chỉ đạt khoảng 39.000 tấn/năm. Cách bảo quản chủ yếu ở dạng muối hoặc sơ chế, ít có cơ sở đầu tư dây chuyền để đóng hộp, sấy, nghiền để xuất khẩu. Sự thiếu đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch làm cho nông sản của Hải Dương luôn rơi vào vòng luẩn quẩn "được mùa, mất giá" đeo đẳng.

Theo ông Vũ Viết Khang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Phạm Kha (Thanh Miện), chế biến, bảo quản nông sau thu hoạch là khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại là khâu yếu nhất hiện nay. Nguyên nhân là do đầu tư công nghệ chế biến khá tốn kém, đồng thời nhận thức của nông dân còn nhiều hạn chế. Người dân cho rằng nông sản mang tính mùa vụ đặc thù, chất lượng nông sản chỉ được bảo đảm trong thời gian ngắn, dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Điều này khiến nhiều người hình thành tâm lý "ăn xổi", thích bán sản phẩm thô. Vì vậy, thị trường nông sản dễ bị tư thương thao túng, ép giá.

Đi tìm lời giải: Ngành nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro không chỉ gặp phải trong quá trình sản xuất mà ngay cả khi đã thu hoạch. Tổn thất sau thu hoạch sẽ rất lớn nếu như khâu bảo quản, chế biến không được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, người trồng lúa, trồng ngô vẫn phải thấp thỏm trông chờ vào thời tiết để phơi sản phẩm. Sự phụ thuộc này khiến chất lượng hạt thóc, hạt ngô giảm đáng kể.
Tại các vùng trồng rau màu, nhiều thời điểm nông dân phải nhổ cho bò, lợn ăn, thậm chí vứt đầy kênh mương vì không thể tiêu thụ cũng không thể bảo quản. Giải pháp duy nhất để khắc phục tình trạng này là liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, kết nối các khâu trong sản xuất, bảo quản, tiêu thụ thành chuỗi giá trị ổn định, lâu dài.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản. Theo đó, mỗi năm, UBND tỉnh hỗ trợ từ 1-2 dự án xây dựng khu bảo quản, chế biến nông sản. Tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa 60% kinh phí (mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án) để xây dựng nhà xưởng và mua thiết bị.

Bà Vũ Thị Thu, Giám đốc Công ty CP Green Farm (Hà Nội) cho biết: Sau khi xem xét tiềm năng và thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp cũng như những ưu đãi trong chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp của Hải Dương, công ty quyết định xây dựng khu chế biến nông sản tại huyện Thanh Hà với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. Doanh nghiệp mong muốn chính quyền và cơ quan chuyên môn tạo điều kiện để dự án sớm được triển khai. Khu chế biến với công suất dự kiến khoảng 200 nghìn tấn/năm đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản của tỉnh.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, Công an huyện Cẩm Giàng đã triệt phá nhiều vụ án ma túy từ nguồn tin của quần chúng cung cấp.
Cẩm Giàng là địa bàn khá phức tạp do tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy với số lượng lớn công nhân lao động từ khắp mọi nơi về làm việc. Các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, quán karaoke, nhà nghỉ vì thế cũng nở rộ. Các loại tội phạm, đặc biệt tội phạm ma túy diễn biến có chiều hướng ngày càng phức tạp, gây tâm lý lo lắng cho nhân dân.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi ,bao hanh tu lanh samsung     

Nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử


Công an huyện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tố giác tội phạm. Cử cán bộ bám sát địa bàn để nắm bắt tình hình hoạt động của các loại tội phạm ma túy, tiếp nhận nguồn tin từ nhân dân. Nhờ đó, nhiều vụ án ma túy đã được triệt phá kịp thời.

Gần đây nhất, ngày 15.6, tại nhà nghỉ Vạn Hoa thuộc thôn Lê Xá (Cẩm Phúc), lực lượng công an huyện cùng với Công an xã Cẩm Phúc bắt quả tang Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1989), Vũ Văn Thiệu (sinh năm 1994) đều ở huyện Kinh Môn và Hoàng Văn Kiều (sinh năm 1991) ở xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) đang sử dụng trái phép ma túy đá. Công an thu giữ 0,434 gram ma túy đá, một bộ dụng cụ sử dụng ma túy đá và nhiều tang vật. Khi bị bắt, các đối tượng đều bất ngờ vì tưởng tổ chức sử dụng ma túy trong nhà nghỉ sẽ khó bị phát hiện. Tuy nhiên, từ nguồn tin quần chúng cung cấp đã giúp lực lượng công an phá án.

Ông Vương Đức Minh, Trưởng thôn Quý Dương (Tân Trường) cho biết, thời gian trước, địa bàn thôn Quý Dương là một trong những điểm nóng về tệ nạn ma túy, gây bức xúc cho người dân. Công an huyện thường xuyên cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình, phối hợp với địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký cam kết với các chủ cơ sở kinh doanh  tham gia tố giác tội phạm. Nhờ đó, nhiều vụ việc liên quan đến ma túy đã được phát hiện. Tình hình an ninh trật tự của địa phương đã được bảo đảm.

Thiếu tá Hoàng Văn Quang, Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế - ma túy (Công an huyện Cẩm Giàng) cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng công an huyện triệt phá 33 vụ án ma túy, bắt giữ 36 đối tượng, thu giữ 0,962 gam hê-rô-in và 121,426 gam ma túy tổng hợp, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2016. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện khởi tố 8 bị can, xử lý hành chính 28 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; tiếp nhận điều tra 6 vụ án ma túy với 7 đối tượng từ nơi khác chuyển đến.  

Theo thiếu tá Quang, các đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt và rất manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị truy bắt. Công an huyện tăng cường nắm bắt tình hình, xác định rõ những địa bàn trọng điểm về ma túy; thường xuyên phối hợp, hướng dẫn chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng tố giác, đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy. Từ đầu năm đến nay, Công an huyện nhận được nhiều nguồn tin từ quần chúng có giá trị, qua đó triệt phá thành công nhiều vụ án về ma túy. Thời gian tới, Công an huyện tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về trách nhiệm đối với việc đẩy lùi tội phạm, đặc biệt tội phạm ma tý. Đối với những người dân còn e ngại, lo sợ bị trả thù, lực lượng công an động viên họ đấu tranh, tạo cho họ sự an tâm và tin tưởng vào luật pháp.

Nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử

Gần đây, nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Âm thầm tăng: Chị Nguyễn Thị Hà, nhân viên kinh doanh tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương) thường xuyên phải giao dịch chuyển khoản qua internet banking. Thời gian gần đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử mà không thông báo khiến chị bất ngờ. "Mỗi ngày, tôi thực hiện không dưới 10 giao dịch internet banking. Ngân hàng thu phí chuyển khoản nội mạng dưới 10 triệu đồng ở mức 7.000 đồng/lượt, tăng 1.000 đồng/lượt. Từ 500 triệu đồng trở lên ở mức 15.000 đồng, tăng 3.000 đồng/lượt. Mỗi tháng tôi phải trả thêm khá nhiều tiền chi phí giao dịch", chị Hà nói.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  sửa tủ lạnh hitachi

Ở thôn Hậu Bổng (tục gọi Trạm Bóng, xã Quang Minh, Gia Lộc) P2


Từ đầu tháng 5, một số ngân hàng như BIDV, Sacombank đã điều chỉnh biểu phí với dịch vụ ngân hàng điện tử. BIDV áp dụng phí chuyển tiền dưới 10 triệu đồng, phí tăng từ 6.600 đồng lên 7.000 đồng/lần; chuyển tiền tới mức 500 triệu đồng, phí tăng từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/lần... TPBank tăng phí dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng, Sacombank tăng phí internet banking từ 33.000 đồng lên 44.000 đồng/quý...

Theo lý giải của đại diện một số ngân hàng, việc tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử không gây phiền phức cho khách hàng bởi lâu nay các ngân hàng đã chịu thiệt thòi khi chưa tăng phí dịch vụ này. Các ngân hàng phải trả chi phí thực hiện các dịch vụ này lớn hơn nhiều so với mức thu của khách hàng. Với dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking, ngân hàng phải trả nhà mạng 800 đồng/tin nhắn. Trong khi đó, khách hàng chỉ phải đóng 11.000 đồng/tháng cho phí dịch vụ ngân hàng điện tử.

Tăng phí cần đi đôi với tăng chất lượng: Anh Phạm Văn Khoa, chủ thẻ Sacombank cho biết, các ngân hàng tăng phí cần phải quan tâm đến nâng cao chất lượng dịch vụ. "Tôi sẵn sàng cắt các dịch vụ giao dịch điện tử nếu như các ngân hàng không tăng chất lượng dịch vụ", anh Khoa nói.

Tình trạng mất tiền trong tài khoản ngày càng nhiều trong thời gian gần đây khiến nhiều chủ thẻ bất an. Để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, nhiều ngân hàng thắt chặt an ninh bằng cách không cho chủ thẻ rút tiền tại một số cây ATM xa khu dân cư hoặc ban đêm. Tuy nhiên, việc này đã gây không ít trở ngại đối với người sử dụng thẻ. Chị Nguyễn Thị Lan ở phố Hàm Nghi (TP Hải Dương) nhận xét: “Tăng phí để các ngân hàng tăng tính bảo mật cho khách hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng thẻ nhưng ngược lại thời gian gần đây tôi thấy bất an hơn”.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải công khai các loại phí dịch vụ trên website của đơn vị hoặc tại chi nhánh, phòng giao dịch cho khách hàng biết.

Theo phản ánh của nhiều khách hàng, mỗi ngân hàng có hàng chục biểu phí khác nhau nên không phải khách hàng nào cũng biết hết. Chỉ tính riêng biểu phí dịch vụ rút gọn thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã có hàng loạt phí như phát hành và chuyển đổi hạng thẻ thông thường, phát hành nhanh, quản lý tài khoản thẻ theo tháng, phát hành lại thẻ, cấp mã PIN, vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra soát khiếu nại, chuyển khoản liên ngân hàng… Thế nên khách hàng không dễ để kiểm soát phí tăng nếu ngân hàng không nhắn tin thông báo.

Việc tăng phí ngân hàng điện tử là cần thiết để giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ và bù đắp chi phí mà các ngân hàng phải bù lỗ. Tuy nhiên, việc tăng phí bao nhiêu, vào thời điểm nào cần được các ngân hàng cân nhắc, tránh để khách hàng có cảm giác như bị tận thu, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Wednesday, June 21, 2017

Ở thôn Hậu Bổng (tục gọi Trạm Bóng, xã Quang Minh, Gia Lộc) P2

Đời vua Lê Kính Tông (1599-1619), triều đình cử Nguyễn Tự Cường, tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1604) dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nước Minh triều cống. Sau buổi chầu, vua Minh Thần Tông cho sứ thần nước Nam ở lại để hỏi chuyện. Khi vào gặp, vua Minh Thần Tông hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường: "Người ở nước Nam có biết chùa Quang Minh ở đâu không?". Rồi nhà vua kể lại, lúc mới sinh ra, trên vai đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước là thiền sư tu hành ở chùa Quang Minh, nước Nam. Mặc dù đã dùng mọi cách để tẩy xóa nhưng vẫn không hết. Nghe chuyện, Nguyễn Tự Cường rất bất ngờ bèn thưa: "Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu bệ hạ là kiếp sau của thiền sư trụ trì chùa Quang Minh ở nước Nam thì phải lấy nước giếng của chính chùa ấy mới có thể rửa được. Đợt này về nước thần sẽ tìm xem".

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi     

Ở thôn Hậu Bổng (tục gọi Trạm Bóng, xã Quang Minh, Gia Lộc)

Mùa cáy tại xã thanh an thanh hà hải dương


Về nước, sứ thần Nguyễn Tự Cường đem việc trên tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi về khắp các vùng quê tìm kiếm. Trong một lần từ Kinh đô về quê nhà ở Hải Phòng, nghỉ chân tại chùa ở Trạm Bóng (Gia Lộc), Nguyễn Tự Cường bất ngờ khi phát hiện đó chính là Quang Minh tự. Vua Lê Kính Tông sai múc nước giếng của chùa, sau đó cử Nguyễn Tự Cường đích thân mang sang trao cho vua Minh Thần Tông. Sau khi vua Minh Thần Tông tắm bằng nước lấy ở giếng chùa, kỳ lạ thay, chữ ở trên lưng liền biến mất. Vua Minh mừng lắm ban thưởng rất hậu cho Nguyễn Tự Cường và bảo: Trẫm tuy làm vua phương Bắc nhưng kiếp trước lại là thiền sư ở nước Nam. Để nhớ về chốn cũ, ta cấp cho ngươi bạc vàng tu tạo chùa khang trang cho nhân dân trong vùng hương khói. Ngoài ra xây một ngôi tháp cao để ta hướng về ngưỡng vọng.

Thực hiện sự ủy thác của Minh Thần Tông, về nước Nguyễn Tự Cường đã dùng tiền bạc được ban xây dựng chùa Quang Minh với quy mô 36 gian. Ngoài ra, còn xây dựng ngôi tháp cao trăm tầng ở khuôn viên chùa.
Dẫn chúng tôi ra chiếc giếng rộng chừng 1 sào ở cổng chùa, bà Nguyễn Thị Bằng cho biết: Người già trong làng truyền nhau, nước mà vua Minh Thần Tông tắm được múc ở giếng này. Mấy chục năm trước, giếng là nơi cung cấp nước ăn quanh năm cho người dân trong làng. Giờ có nước sạch nên các gia đình mới không ra đây lấy nữa. Rồi bà dẫn chúng tôi ra một khu vực trong vườn chùa nơi có khối đá lớn đỡ một khối tròn hình chiếc hồ lô giới thiệu, còn đây chính là nơi xây dựng tòa tháp trăm tầng năm xưa. Qua thời gian, dấu thích ngôi tháp chỉ còn lại quả lựu này. Cũng theo bà bằng, không chỉ được thờ tại chùa, thiền sư Huyền Chân còn được nhân dân thôn Hậu Bổng tôn là thành hòa thờ tại đình làng. Với kiến trúc đặc sắc, đình Hậu Bổng đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2001. Tại đình làng, có pho tượng thiền sư cao 98 cm, được tạc vào thế kỷ XIX, tư thế ngồi ung dung đĩnh đạc, đầu đội mũ cánh chuồn, mặc áo triều phục có trang trí rồng chầu mặt nguyệt.

Trong lịch sử Phật giáo nước ta từng lưu truyền câu chuyện về việc thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) thời Lý chủ động đi đầu thai làm vua, để trả ơn cứu mạng. Câu chuyện thiền sư Huyền Chân chùa Minh Quang đầu thai làm vua đất Bắc đã trở thành một giai thoại thú vị được nhân dân nơi đây lưu truyền.

Ở thôn Hậu Bổng (tục gọi Trạm Bóng, xã Quang Minh, Gia Lộc)

Ở thôn Hậu Bổng (tục gọi Trạm Bóng, xã Quang Minh, Gia Lộc) có một ngôi chùa đặc biệt mang tên Quang Minh Tự.
Ngôi chùa này không chỉ nổi tiếng vì thời Pháp từng được Viện Viễn đông Bác cổ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa mà còn mang câu chuyện ly kỳ về thiền sư Huyền Chân từng tu hành tại nơi đây nhiều thế kỷ trước.
Là mảnh đất có bề dầy lịch sử, với vị trí giao thông thuận lợi, Hậu Bổng xưa nằm trên đường kinh lý của các vua chúa phong kiến Việt Nam, vì vậy có tên gọi Trạm Bóng. Trạm ở đây chính là trạm dừng chân của các đoàn đi kinh lý qua đây.

Xem thêm:   sửa chữa tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Mùa cáy tại xã thanh an thanh hà hải dương


Chùa Quang Minh nằm ở cuối làng Hậu Bổng, xung quanh là con ngòi thơm ngát hương sen. Cổng chùa được thiết kế tam quan với những mái cong mềm mại theo kiến trúc truyền thống. Ngôi chùa 7 gian tọa lạc trên một khu đất cao trong khuôn viên hơn mẫu. Trong chùa Quang Minh ngoài tòa tam bảo thờ chư Phật, khu vực thờ mẫu, còn thờ tượng đức thiền sư Huyền Chân.
Ông Hồ Đình Đốn, cán bộ văn hóa xã Quang Minh cho biết: chùa Quang Minh có từ thời Lý. Ngày xưa, ngôi chùa có kiến trúc quy mô với hệ thống tượng Phật độc đáo. Chính vì vậy, vào thời Pháp, chùa được Viện Viễn đông Bác cổ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Thế nhưng qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa bị hủy hoại, các công trình kiến trúc bị đổ nát. Sau này chùa được các nhà sư và nhân dân công đức xây dựng như hiện trạng.

Mặc dù không còn nguyên vẹn song về chùa Quang Minh vẫn bắt gặp rất nhiều những dấu tích xưa còn lưu lại. Ấn tượng đầu tiên là 2 văn bia cổ phủ rêu xanh dưới hai gốc thị trên trăm tuổi ở trước cửa chùa. Theo những người dân ở đây, 2 văn bia này đã có vài trăm năm tuổi. Nằm rải rác xung quanh chùa còn rất nhiều linh vật đá, chân tảng bằng đá, cầu đá… Kết quả khảo cổ tại đây cho thấy chùa Quang Minh là một trong những ngôi chùa cổ kính của tỉnh Hải Dương. Nhiều hiện vật thời Lý- Trần được phát hiện ở đây làm phong phú sưu tập hiện vật Lý - Trần trên địa bàn tỉnh.
Không chỉ là nơi cổ tự, chùa Quang Minh còn mang câu chuyện ly kỳ về vị thiền sư Huyền Chân từng tu hành tại nơi đây biết trước kiếp sau của mình sẽ đầu thai làm vua. Bà Nguyễn Thị Bằng, một người cao tuổi trông nom chùa cho biết: từ lúc nhỏ, chúng tôi đã được ông bà kể cho nghe về câu chuyện này. Truyền thuyết không chỉ lưu truyền trong dân gian mà còn được ghi chép trong các tài liệu Phật giáo trong nước. Tương truyền, thiền sư Huyền Chân thời Lý, hiệu Minh Không trụ trì chùa Quang Minh là người hết lòng tu tập, ăn chay niệm Phật. Khi đã về già, một hôm, thiền sư nằm nghỉ trước hiên thì mơ thấy Phật A Di Đà đến nói: "Ngươi dày công tu hành, hết lòng phụng sự Phật pháp, lòng từ bi đã được chứng giám. Thế nhưng do công quả chưa tới nên chưa đắc đạo thành Phật. Vì thế, kiếp sau, ngươi sẽ được làm vua ở phương Bắc". Tỉnh dậy, thiền sư Huyền Chân không khỏi ngỡ ngàng. Ông nghĩ chắc do kiếp này mình tu tập còn gì đó thiếu sót liền gọi các tăng ni đến kể lại giấc mơ và dặn: "Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son mài ra viết lên lưng ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu, sau đó mới đem hỏa thiêu”. Một dạo sau, thiền sư Huyền Chân viên tịch. Các tăng ni ghi nhớ lời ngài dặn liền lấy son mài ra và viết lên lưng các chữ trên sau đó mới đem hỏa táng.

Mùa cáy tại xã thanh an thanh hà hải dương

4 giờ sáng, trong khi hầu hết các gia đình vẫn đang say giấc, thì nhiều hộ dân ở các thôn An Lao, An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ) đã í ới gọi nhau dậy chuẩn bị đi đặt bẫy bắt cáy...
Chiêu mới dụ cáy: 4 giờ sáng một ngày đầu tháng 6, các ngôi nhà tạm để trông coi bờ vùng của người dân thôn An Định ở ngoài bãi sông Thái Bình đã rực sáng ánh đèn điện. Đứng trên đê, tôi cảm nhận rõ trong làn gió mát dịu có mùi thơm của cám gạo rang. Sau cuộc điện thoại, tôi được chị Phạm Thị Mến - một người mà tôi đã liên hệ từ trước ra đón.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi ,   bảo hành tủ lạnh hitachi, sua chua tu lanh hitachi

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới


- Chú em xuống đúng lúc đấy, anh chị đang chuẩn bị đi đặt bẫy đây - chị Mến cất lời.
- Ngày nào anh chị cũng dậy sớm để làm công việc này à? - tôi hỏi.
- Không. Mùa khai thác cáy thường chỉ diễn ra từ tháng 3 đến khoảng tháng 8 âm lịch hằng năm thôi. Sau đó, bọn chị chuyển sang khai thác con rươi. Trời tạnh ráo thì làm, mưa thì nghỉ. Đặt bẫy bắt cáy cũng rất đơn giản.

Đúng như lời chị Mến, việc làm bẫy để bắt cáy rất dễ dàng. Chị cũng như bà con ở đây chỉ việc xin các loại chai nhựa cũ mang về cắt bỏ phần miệng. 4 - 5 giờ sáng họ dậy rang cám gạo. Đợi cám nguội rồi cho vào đó 1 - 2 đầu đũa mắm tôm, một chút nước và nguấy đều để làm bả. Dùng chiếc đũa có gắn bông ở đầu quết bả vào bên trong chai nhựa (cách miệng chai khoảng hơn 1 đốt tay). Đến đây chỉ việc mang các chai nhựa ra đặt ở bờ ruộng. Cáy rất thích ăn thứ bả này, chỉ cần ngửi thấy mùi thơm là chúng sẽ bò ra khỏi lỗ. Trong lúc bò lên miệng chai để ăn mồi, con cáy sẽ bị trượt chân nằm gọn trong chai và không thể nào ra được. Bà con chỉ việc ra đổ cáy vào xô, chậu.
"Vào mùa thu hoạch, bình quân mỗi tháng các hộ dân như chúng tôi cũng thu được 5 - 10 triệu đồng từ con cáy."
5 giờ sáng, vợ chồng chị Mến mỗi người vác 2 bao tải đựng chai nhựa đã quết bả bắt đầu đi đặt bẫy ngoài bờ ruộng chi chít lỗ cáy. Chị Mến tiết lộ bí quyết đặt bẫy: Nếu để chai theo chiều dựng đứng cáy sẽ sợ không dám vào ăn mồi, còn đặt chai nằm thì cáy vào ăn xong sẽ bò được ra. Do đó phải đặt chai nhựa xoải theo chiều bờ, cách nhau 50 - 60 cm và cần tránh hướng ánh nắng để cáy không bị chết. Những ngày nắng, cáy thường đi kiếm ăn sớm nên khoảng 5 giờ sáng đã có thể đặt bẫy, còn hôm nào mát trời sẽ đặt muộn hơn khoảng 1 giờ. Riêng tháng 7 âm lịch có gió heo may sẽ đặt bẫy vào buổi chiều thay vì buổi sáng. Có hộ ngày nào cũng đặt bẫy nhưng nhà chị Mến cứ 2 - 3 ngày mới đặt một lần để thu được nhiều cáy to.

Sau chưa đầy nửa giờ, vợ chồng chị Mến đã đặt xong hàng trăm chiếc chai nhựa xung quanh khu ruộng rộng 2,7 mẫu. Tôi cùng vợ chồng chị về nghỉ ngơi, ăn sáng và ngồi uống nước đợi đến thời điểm đi đổ cáy. Đúng 2 giờ sau, chúng tôi quay trở lại khu ruộng. Lúc này, những chú cáy với đủ kích cỡ đang bò lạo xạo trong các chai nhựa. Cũng chỉ mất đúng nửa giờ, vợ chồng chị đã thu hết mẻ cáy. Chị Mến cho cáy vào túi lưới mắt to mang ra dội nước rửa sạch. Vừa lúc đó đã có một lái buôn đến mua. Hôm nay, nhà chị thu được hơn 6 kg, bán giá 90.000 đồng/kg. Chị Mến tươi cười nói: “Đấy chú xem, việc khai thác cáy bây giờ nhàn lắm. Trước đây chưa nghĩ ra cách này, chị và bà con ở đây chỉ biết bắt cáy bằng cách mang thuổng đi đào lỗ hoặc dùng mồi như ốc, tép, giun… để câu. Những cách này không những mất thời gian, hiệu quả thấp mà bờ vùng còn bị tan hoang”.

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Qua kiểm tra, 4 xã còn lại là  Lê Lợi, Hưng Đạo, Kênh Giang và Bắc An đã cơ bản hoàn thành 18 tiêu chí xây dựng NTM.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) thị xã Chí Linh, qua kiểm tra, 4 xã còn lại là  Lê Lợi, Hưng Đạo, Kênh Giang và Bắc An đã cơ bản hoàn thành 18 tiêu chí xây dựng NTM. Riêng tiêu chí cơ sở vật chất trường học, các xã đang phấn đấu hoàn thành trong tháng 6 này.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noisửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi               

Xuất hiện những MH tổ chức sản xuất mới


Ngoài kinh phí hỗ trợ 7 tỷ đồng/xã của UBND tỉnh, thị xã Chí Linh còn trích ngân sách hỗ trợ mỗi xã 2 tỷ đồng để hoàn thành NTM. Đến nay, có 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Thị xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM trong năm nay.
Kinh Môn hiện có 4 làng nghề: ươm tơ Hà Tràng (Thăng Long), bánh đa Tống Buồng (Thái Thịnh), chế biến hành mủa (Hiến Thành) và chạm khắc đá ở Phạm Mệnh.

Gần đây, do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên số hộ làm nghề trong các làng nghề giảm đáng kể.

Hiện tại, làng nghề ươm tơ Hà Tràng không còn hộ nào theo nghề. Làng nghề bánh đa Tống Buồng còn 17 hộ, làng nghề chạm khắc đá xã Phạm Mệnh còn 3 hộ theo nghề. Làng nghề chế biến hành mủa ở xã Hiến Thành còn khoảng 200 hộ theo nghề nhưng thu nhập từ nghề này rất thấp, trung bình chỉ 2,5 triệu đồng/hộ/tháng.
Ngày trước, khi cua đồng, tôm, tép còn nhiều trong tự nhiên, người dân có nhiều lựa chọn. Do đó, người dân An Thanh chủ yếu bắt cáy phục vụ bữa ăn gia đình, làm mắm và đem bán ở các chợ lân cận với giá rẻ chỉ bằng 2/3 con cua. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi môi trường nước ngày càng ô nhiễm, cua đồng, tôm, tép trở nên khan hiếm, người tiêu dùng lại thích ăn cáy hơn. Bởi con cáy “lành”, lại chế biến được nhiều món ngon như nấu canh rau đay, mùng tơi, bánh đa, rang muối, làm mắm…

Chị Phạm Thị Lan ở thôn An Định cho biết người dân địa phương gần đây đã quan tâm làm lại bờ vùng, cải tạo ruộng, vào vụ lúa không phun thuốc trừ sâu để con cáy ngày càng sinh sôi, phát triển mạnh. Gia đình chị có 3 mẫu đất bãi, ngày nào cũng khai thác cáy, hôm nhiều được 6 - 7 kg, ít cũng được 3 - 4 kg. Có những gia đình diện tích lớn còn thu được 11 - 12 kg/ngày. Cáy An Thanh sinh sản nhanh, có màu đen vàng, ít gọng đỏ, nhiều thịt, ăn ngọt hơn cáy Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nên được thương lái rất ưa chuộng. Vào mùa cáy, thương lái ở khắp nơi, trong đó cả một số người quê tận Thanh Hóa cũng ra ngoài này để thu mua. Thậm chí có thương lái bên Vĩnh Bảo còn sang An Thanh mua cáy rồi đem về trộn với cáy địa phương để bán cho được giá. Người dân ở đây bán cáy tại ruộng với giá 80.000 - 90.000 đồng/kg, lúc cao lên tới 100.000 đồng/kg. “Vào mùa thu hoạch, bình quân mỗi tháng các hộ dân như chúng tôi cũng thu được 5 - 10 triệu đồng từ con cáy”, chị Lan nói.

Xã An Thanh có khoảng 118 ha đất bãi, trong đó phần lớn diện tích cho khai thác cáy và rươi. 2 con đặc sản tự nhiên này ngày càng được thị trường ưa chuộng và cho giá trị cao. Hằng năm, nguồn lợi mà xã An Thanh thu được từ cáy và rươi lên tới hàng chục tỷ đồng. Nhiều gia đình từ hai bàn tay trắng đã trở thành tỷ phú, xây dựng được nhà cao tầng, mua sắm xe máy và các đồ dùng sinh hoạt đắt tiền nhờ đầu tư vào vùng đất bãi.

10 năm trước, kinh tế gia đình ông Phạm Xuân Thuyết ở thôn An Định rất khó khăn, phải lo chạy từng bữa ăn. Năm 2009, ông vay vốn người thân và ngân hàng để mua lại 4,6 mẫu đất bãi ngoài đê sông Thái Bình với giá 10 - 20 triệu đồng/sào. Ông thuê máy xúc hạ thổ, quy hoạch, cải tạo lại bờ vùng, tạo môi trường thuận lợi để cáy, rươi phát triển. Sau 4 năm, kinh tế gia đình ông ngày càng khá giả. Không chỉ trả gần hết nợ, ông Thuyết còn mua được mảnh đất trị giá 1,4 tỷ đồng cho con trai ở TP Hải Phòng. Ông chia sẻ: “Ngày chúng tôi vay mượn đầu tư làm bờ vùng cũng xác định là “đánh bạc với trời”. May sao ông trời không phụ người quyết tâm, con cáy, con rươi đã giúp chúng tôi thực sự đổi đời”.

Saturday, June 10, 2017

Xuất hiện những MH tổ chức sản xuất mới

Xuất hiện những MH tổ chức sản xuất mới: Trên bình diện cả nước đang xuất hiện những MH tổ chức sản xuất mới có khả năng đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông sản hàng hóa, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh tốt.
MH kinh tế hộ mở rộng quy mô đang xuất hiện ở một số nơi, cả ở tỉnh ta. Đó là hình thức những hộ nông dân có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, có khả năng đầu tư và lo được khâu tiêu thụ sản phẩm, tiến hành chuyển đổi, “gom” ruộng đất của những người không có nhu cầu hoặc không có khả năng tổ chức sản xuất để có một diện tích liền vùng, liền khoảnh với quy mô lớn. Nhưng MH này cũng đang gặp khó khăn trong việc tích tụ ruộng đất vì nhiều lý do khác nhau.

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachitrung tâm bảo hành hitachi hà nội

Trên bình diện cả nước cũng như tỉnh Hải Dương hiện nay


MH liên kết, liên doanh với doanh nghiệp: Hộ nông dân, trang trại, gia trại có diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún không thể sản xuất hàng hoá lớn được. Chỉ có tập trung hay tích tụ ruộng đất mới thực hiện sản xuất lớn được, mới có điều kiện tiến hành cơ giới hóa để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, mới tiến hành thủy lợi hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, thị trường hóa, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.

Hiện nay đã có những MH liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp với HTX, với hộ nông dân, theo hình thức doanh nghiệp lo đầu tư vốn, cung cấp giống tốt, kỹ thuật, vật tư cho sản xuất nông nghiệp, tiến hành chế biến và tiêu thụ hầu hết các sản phẩm làm ra. Hộ nông dân góp ruộng và ngày công lao động, quy hoạch “liền vùng, cùng trà, khác chủ” sản phẩm làm ra được doanh nghiệp thu mua chế biến và tiêu thụ. MH liên kết này hiện đang diễn ra rất sôi động ở nhiều nơi, nhiều vùng, nhiều dạng khác nhau.

MH HTX cổ phần (doanh nghiệp - HTX): Là HTX phát triển ở mức độ cao hơn, tự thân vận động, với nhu cầu hợp tác thật sự. Hộ nông dân là những cổ đông, họ góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tính cổ phần, ruộng đất vẫn thuộc về họ. Họ được chia cổ tức và nhận tiền công khi lao động cho HTX. MH này giải quyết được nhiều vấn đề lớn đang đặt ra ở khu vực nông thôn đó là tập trung (tích tụ) được ruộng đất để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hóa lớn, nâng cao được năng suất lao động, hạ giá thành, phù hợp cơ chế thị trường. Phù hợp với nguyện vọng của người nông dân là không bị mất đất. Bảo đảm ổn định lâu dài về tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Việc thực hiện MH này yêu cầu phải quy hoạch lại vùng sản xuất, hoạch định sản xuất những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chính và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Việc thực hiện dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới hiện nay đang là tiền đề để có thể thực hiện MH này.

MH doanh nghiệp nông nghiệp: Trên cơ sở tích tụ ruộng đất, doanh nghiệp thuê hoặc chuyển nhượng đất của nông dân để thực hiện các khâu từ tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Doanh nghiệp thuê lại lao động từ người nông dân có nhu cầu làm việc và được trả công (tiền lương). Như vậy, người nông dân sẽ có hai nguồn thu nhập, từ tiền cho thuê đất và tiền công tham gia lao động cho doanh nghiệp.

Loại MH tổ chức sản xuất này tuy mới, nhưng lại đang được người nông dân đón nhận, giải quyết được những vấn đề về tâm lý người nông dân hiện nay; phù hợp với tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà Chính phủ đang khuyến khích.

Trên bình diện cả nước cũng như tỉnh Hải Dương hiện nay

Trên bình diện cả nước cũng như tỉnh Hải Dương hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang tồn tại một số loại hình tổ chức sản xuất chính, nhưng đều đang gặp khó khăn.
Và những mô hình (MH) mới đang hình thành, nhưng việc lựa chọn để thay thế các MH hiện nay như thế nào.  Các MH tổ chức sản xuất đang tồn tại: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu tồn tại ba MH tổ chức trong sản xuất nông nghiệp:

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Gia Thủy là xã nằm trong vùng phân lũ, chia lũ của huyện Nho Quan P2


MH sản xuất theo hộ gia đình: Là MH phổ biến hiện nay sau khi thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân. Kinh tế hộ gia đình đã phát huy được những mặt tích cực, giải phóng sức sản xuất và làm cho sản xuất nông nghiệp đạt được những “kỳ tích” trong những năm vừa qua, nhưng tự nó đang gặp phải những khó khăn không thể bứt phá lên do quy mô kinh tế hộ quá nhỏ bé, bình quân diện tích canh tác một hộ chỉ từ 5 - 7 sào. Kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp hiện nay không phù hợp với việc tổ chức nền sản xuất nông sản hàng hóa, hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng hội nhập sâu với thế giới.

MH HTX dịch vụ: Trên địa bàn tỉnh hiện có vài trăm HTX dịch vụ nông nghiệp được chuyển đổi từ HTX cũ trước đây sang MH HTX dịch vụ. Qua nhiều năm dậm chân tại chỗ, các HTX loại này chỉ thực hiện được một vài dịch vụ như tưới tiêu, dự báo sâu bệnh, tổ chức diệt chuột, cung ứng vật tư nông nghiệp (ít HTX làm được), bao tiêu sản phẩm cho nông dân (càng ít HTX làm được).

Có thể khẳng định, MH HTX dịch vụ trong nông nghiệp hiện nay không phải là MH thích hợp cho phương thức sản xuất mới, bởi những lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, tư duy bao cấp, trông chờ, ỷ lại còn tồn tại cả ở người xã viên và ở đội ngũ lãnh đạo HTX; năng lực, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo HTX không thể thực hiện được việc tổ chức các hoạt động cao hơn (như tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm...) ngoài các dịch vụ truyền thống như trên. Thứ hai, kiểu HTX cả làng, hộ nào cũng là xã viên, xã viên không góp vốn hoặc góp chỉ mang tính tượng trưng (30.000-50.000 đồng/hộ), dẫn đến không có vốn hoạt động. HTX không có tài sản, thậm chí không có trụ sở nên không thể vay vốn hoạt động.

MH trang trại, gia trại: Từ khi giao quyền sử dụng ruộng đất về cho hộ nông dân, cùng với MH kinh tế hộ gia đình, dần dần hình thành MH kinh tế trang trại trên cơ sở chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất hoặc ở những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực chất vẫn là kinh tế hộ, nhưng quy mô có lớn hơn một chút. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là kết hợp sản xuất nông, lâm, thủy sản hoặc chăn nuôi - thủy sản; sản lượng hàng hóa quy mô lớn hơn kinh tế hộ; tập trung hóa, chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn so với kinh tế hộ; chủ trang trại có kiến thức, kinh nghiệm điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. Hải Dương hiện có trên 600 trang trại và trên 7.000 gia trại, nhưng quy mô cũng rất nhỏ, nên hạn chế đến việc mở rộng đầu tư của trang trại, khó tiếp cận được với các tổ chức tín dụng để vay vốn cho sản xuất, kinh doanh.