Thursday, November 2, 2017

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Nam Hồng P2

Tại buổi làm việc, đã có 19 ý kiến của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể huyện phát biểu phân tích rõ hơn những kết quả đạt được và những hạn chế thiếu sót của Nam Hồng trong 9 tháng đầu năm; đồng thời đề xuất những giải pháp để xã Nam Hồng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong 2 tháng còn lại của năm 2017 cũng như các nhiệm vụ trong thời gian tới.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi ,bảo hành tủ lạnh samsung

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Nam Hồng


Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng ghi nhận những cố gắng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nam Hồng đạt được trong 9 tháng đầu năm nay, góp phần cùng với Đảng bộ huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đối với những hạn chế thiếu sót ở xã Nam Hồng, đồng chí Bí thư Huyện ủy cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở xã Nam Hồng chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ; một số cán bộ, công chức chưa thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ nên chất lượng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, UBND xã hiệu quả thấp. Đây là vấn đề mà Đảng bộ Nam Hồng cần quan tâm để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ 2020-2025.

Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Đảng bộ xã Nam Hồng cần tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất cây rau màu vụ đông; chủ động triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm 2017-2018, trong đó chú trọng thực hiện quy vùng sản xuất tập trung; khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, có hiệu quả kinh tế cao; quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp; vận động nhân dân hiến đất để mở rộng tuyến đường trục chính ở xã và tuyến đường Hồng Sơn để triển khai thi công theo kế hoach; thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường học, nhất là đối với trường THCS Nam Hồng; chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm các khoản thu góp của học sinh theo quy định, tránh để xảy ra tình trạng lạm thu trong trường học; có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm phòng học của trường Tiểu học để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển quân năm 2018. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ Nam Hồng cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tại các chi bộ và sinh hoạt đảng bộ; thực hiện đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm đảm bảo chính xác, khách quan, tránh hình thức; tăng cường công tác kiểm tra giám sát tổ chức đảng và đảng viên để ngăn ngừa vi phạm xảy ra; tăng cường đối thoại với nhân dân để nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy yêu cầu Đảng bộ Nam Hồng từ nay đến cuối năm 2017 phải tập trung thực hiện hoàn thành 03 nhiệm vụ đó là: Hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán các công trình đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014 đến nay; tập trung thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lần đầu cho các hộ dân còn tồn đọng và thực hiện xử lý đất đôi dư, đất xen kẹp; chỉ đạo kiên quyết giải tỏa tình trạng vi phạm an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường ở khu vực chợ Hóp xã Nam Hồng. Nếu không hoàn thành 3 nhiệm vụ trên theo kế hoạch, Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ gợi ý kiểm điểm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa XI).

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Nam Hồng

Ngày 1/11, Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Nam Hồng để nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ những tháng còn lại năm 2017 và thời gian tiếp theo của xã Nam Hồng. Đồng chí Phạm Mạnh Hùng- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì buổi làm việc.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     

Có 6 khoản thu đã hoàn thành vượt dự toán gồm

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Bùi Văn Thăng - Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện.
Theo báo cáo của Đảng ủy xã Nam Hồng, 9 tháng đầu năm nay, xã Nam Hồng đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 316,6 tỷ đồng, trong đó ngành nông nghiệp đạt 182 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 67,3 tỷ đồng và dịch vụ đạt 66,3 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị có sự đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn. So với các xã, thị trấn trong huyện, một số phong trào ở xã Nam Hồng được đánh giá đứng trong tốp đầu của huyện, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Nam Hồng vẫn còn những mặt hạn chế đó là: Trong sản xuất nông nghiệp, Nam Hồng chưa quy hoạch được các vùng sản xuất lúa và rau màu có hiệu quả kinh tế cao, chưa có nhiều mô hình sản xuất  tiên tiến, quy mô lớn; hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp hiệu quả thấp, đảm nhận được ít khâu dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, vẫn còn để xảy ra một số trường hợp vi phạm về đất đai; việc xử lý đất dôi dư, đất xen kẹp và cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ dân còn chậm. Riêng tại khu vực chợ Hóp, xã Nam Hồng, tình trạng hộ dân vi phạm, lấn chiếm lòng, lề đường để họp chợ và bán hàng, gây cản trở, mất an toàn giao thông thường xuyên xảy ra; tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực chợ Hóp gây bức xúc không chỉ đối với người dân đến mua bán hàng hóa tại chợ mà với cả những người tham gia giao thông qua khu vực này. Tình hình an ninh trật tự vẫn tiềm ẩn phức tạp, tội phạm trộm cắp tài sản có chiều hướng gia tăng, một số tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, buôn bán, sử dụng ma túy vẫn còn xảy ra. Trong công tác xây dựng Đảng, chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ chưa có nhiều đổi mới, chưa quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên, nên vẫn còn tình trạng đảng viên nói và làm không theo đúng nghị quyết của Đảng,....

Có 6 khoản thu đã hoàn thành vượt dự toán gồm

Theo Cục Thuế tỉnh, 10 tháng qua, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.003 tỷ đồng, bằng 85,9% dự toán năm, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2016.
 Có 6 khoản thu đã hoàn thành vượt dự toán gồm: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương, khu vực ngoài quốc doanh, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường, các khoản thu tại xã và thu khác ngân sách.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành hitachi
Trong khi tình trạng bỏ ruộng hoang đang là vấn đề nan giải

Đạt được kết quả này do ngành thuế triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng thu, trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ đọng thuế. Các địa phương thực hiện tốt các đề án chống thất thu thuế trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu, vận tải, dược phẩm... Ngoài ra, Công ty CP Thép Hòa Phát phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp lớn.
Một số khoản thu đạt thấp như lệ phí trước bạ, thu cấp tiền khai thác khoáng sản... Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được hơn 2.966 tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán năm, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do Công ty TNHH Ford Việt Nam mới nộp ngân sách được 2.024 tỷ đồng, bằng 55,4% dự toán năm.

Ngành thuế phấn đấu thu vượt dự toán ít nhất 2,4% (tương đương 10.738 tỷ đồng).
So với các địa phương khác, huyện Kinh Môn gặp nhiều bất lợi trong sản xuất nông nghiệp do địa hình bán sơn địa nên việc tổ chức sản xuất tập trung khó khăn. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp làm gia tăng áp lực cho ngành nông nghiệp khi lực lượng lao động giảm sút. Bằng nhiều biện pháp, huyện đã khắc phục được trở ngại gặp phải và trở thành địa phương đi đầu trong tỉnh không để ruộng hoang. Theo ông Nguyễn Xuân Hạ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Kinh Môn luôn quan tâm tới sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, thực trạng cũng như định hướng phát triển nông nghiệp đều được các cấp, ngành nhìn nhận, đánh giá thấu đáo. Khi có dấu hiệu nông dân bỏ ruộng hoang, các đơn vị chuyên môn tích tực tìm giải pháp tháo gỡ. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và tăng cường liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, huyện luôn vượt kế hoạch sản xuất đề ra cho mỗi vụ, nhất là gieo trồng vụ đông.

Đối với những khu vực điều kiện canh tác khó khăn, huyện đều có cơ chế hỗ trợ hợp lý để động viên nông dân sản xuất. Gần đây, huyện cũng nghiên cứu nhiều phương án để hoàn thiện chuỗi sản xuất, quảng bá thương hiệu giúp gia tăng giá trị kinh tế cho các nông sản chủ lực của huyện. Mặc dù đất đai phân tán song huyện đẩy mạnh việc quy vùng, tập trung khai thác thế mạnh theo từng khu vực. Huyện quy hoạch vùng trồng hành, tỏi, sắn dây, vùng nếp cái hoa vàng, vùng phát triển cây ăn quả. Khi hiệu quả kinh tế nâng cao, người dân thấy được lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp mang lại thì cũng không còn tình trạng lãng phí đất đai.

Trong khi tình trạng bỏ ruộng hoang đang là vấn đề nan giải

Trong khi tình trạng bỏ ruộng hoang đang là vấn đề nan giải của nhiều địa phương trong tỉnh thì huyện Kinh Môn, nơi vốn có lợi thế về phát triển công nghiệp lại tháo gỡ được khó khăn này.
Đây là huyện điển hình của tỉnh không để ruộng hoang.
Nhận cấy 6,5 mẫu ruộng từ nhiều năm nay, gia đình chị Trần Thị Lấn ở thôn Thượng Trà, xã Tân Dân chưa khi nào có ý định từ bỏ đồng ruộng. Theo chị Lấn, nhiều người muốn ly nông vì sợ vất vả, lợi nhuận bấp bênh nhưng nếu biết tính toán thì sản xuất nông nghiệp vẫn có lãi. Gia đình chị chủ yếu cấy lúa nếp cái hoa vàng, năng suất 1,5 tạ/sào, với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg thu về khoảng 50 triệu đồng/vụ. Tính ra sau khi trừ chi phí, chị lãi từ 6-7 triệu đồng/tháng. “Bây giờ có máy móc hỗ trợ nên làm nông nghiệp không tốn nhiều thời gian, công lao động như trước. Gieo cấy chỉ bận rộn lúc thời vụ nên tôi có điều kiện chăm lo cho gia đình, mở rộng chăn nuôi để tăng thu nhập. Chỉ lo nhất sâu bệnh, dịch hại nhưng nếu kiểm soát được các khâu thì lại không đáng ngại. Nếu bỏ ruộng làm công nhân, mức lương cũng chỉ từ 4-5 triệu đồng/tháng nhưng lại áp lực về thời gian”, chị Lấn nói.

Tứ Kỳ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VIII năm 2017

Lý giải về việc nông dân tại địa phương gắn bó với đồng ruộng, ông Thân Văn Bừng, Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: “Ngoài kinh nghiệm thâm canh lâu năm của bà con thì hằng năm chính quyền các cấp còn có nhiều chính sách hỗ trợ để tạo động lực cho người dân bám ruộng. Đồng thời, xã cũng chủ động xây dựng các phương án sản xuất, giúp nông dân biến khó khăn thành lợi thế". Xã có gần 200 ha đất nông nghiệp nhưng đa phần là trũng thấp. Do vậy, với những chân ruộng có khả năng gieo cấy, xã khuyến khích nông dân sử dụng các giống lúa đặc sản, cho giá trị kinh tế cao. Với những khu vực chua trũng, khó cải tạo thì chuyển đổi sang nuôi thủy sản. Ngoài ra, xã còn định hướng cho nông dân sản xuất sản phẩm có đầu ra ổn định. Nhờ vậy mà người dân luôn yên tâm sản xuất.

Ngoài việc không bỏ ruộng hoang, xã Hiệp Hòa còn có hệ số sử dụng đất cao. Dù gieo cấy các giống lúa dài ngày, thời vụ gấp gáp nhưng xã luôn bảo đảm phương thức luân canh 2 lúa+1màu. Theo ông Dương Văn Tấn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã, tuy địa hình canh tác không thuận lợi, cốt đất không đồng đều, việc điều tiết thủy lợi khó khăn song người dân trong xã luôn tận dụng từng tấc đất, quyết không để ruộng hoang. Có được kết quả này là do những tác động không nhỏ từ phía cơ quan chuyên môn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, nông dân được tiếp cận các loại giống mới cho năng suất cao, được chuyển giao khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, tăng giá sản phẩm. “Vụ đông năm nay, chúng tôi thử nghiệm trồng hành bằng hạt theo kỹ thuật của các nước châu Âu. Người dân đang mong chờ, nếu hiệu quả sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Nếu sản xuất nông nghiệp ngày một cải tiến, thu nhập của người dân được nâng cao thì người dân sẽ giữ ruộng”, ông Tấn khẳng định.

Wednesday, October 25, 2017

Tứ Kỳ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VIII năm 2017

Sáng 24.10, huyện Tứ Kỳ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VIII năm 2017.
Lễ khai mạc mở đầu bằng màn diễu hành biểu dương lực lượng của hơn 2.000 cán bộ, hội viên, đoàn viên các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, học sinh, vận động viên, trọng tài... trong huyện. Ấn tượng nhất là chương trình đồng diễn nghệ thuật có chủ đề "Tứ Kỳ mảnh đất hào khí anh hùng" gồm 3 chương: "Âm vang hào khí ngàn xưa", "Tứ Kỳ ngày nay", "Tứ Kỳ bản hùng ca" do 240 học sinh và 160 hội viên phụ nữ trình diễn.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi  bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành hitachi

Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt


Tại đại hội lần này, huyện Tứ Kỳ tổ chức 8 môn thi đấu gồm: vật dân tộc, cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền nam, đi bộ nữ, bóng đá nam và chạy việt dã. Từ đầu năm đến nay, huyện Tứ Kỳ đã tổ chức thi đấu 6 môn. Hai môn còn lại là bóng đá nam và chạy việt dã sẽ được tổ chức trong tháng 11 tới. Đại hội sẽ bế mạc vào tháng 12 năm nay.
Các hộ nông dân xã Liên Mạc (Thanh Hà) đang bán ổi với giá 10.000-11.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước.
 Nguyên nhân do thời điểm này bắt đầu có gió heo may, lượng mưa giảm nên ổi ngọt hơn. Ngoài ra, lượng ổi hiện không nhiều nên đã đẩy giá ổi tăng mạnh.

Toàn xã Liên Mạc hiện có gần 500 ha ổi các loại. Sản lượng ổi năm nay của xã sụt giảm, chỉ bằng khoảng 40% so với năm2016. Thời tiết diễn biến bất thường, liên tục có mưa lớn khiến nhiều diện tích ổi bị ngập nước, cây chậm phát triển, quả non bị rụng. UBND tỉnh đã có phương án điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng phường Việt Hòa (TP Hải Dương).
Bản quy hoạch mới đã giảm hơn 96 ha đất dịch vụ sinh thái, thêm hơn 21,6 ha đất ở, hơn 15 ha đất dịch vụ công cộng và dịch vụ thương mại, tăng diện tích cây xanh, mở rộng đường giao thông, lập quỹ đất dự phòng.

Ngoài ra, quy hoạch mới đã điều chỉnh một số tuyến đường để phù hợp với quy hoạch chung và đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông đô thị như mở rộng các tuyến đường chính bắc-nam, đường Tân Dân, phố Văn...

Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt

Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt góp phần giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay việc xác định vị trí xây dựng nhà máy gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Yêu cầu cấp thiết: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày các địa phương trong tỉnh phát sinh khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt (RTSH), trong đó mới có khoảng 60% rác thải được thu gom, xử lý bằng hình thức chôn lấp tạm thời. Nhiều bãi chôn lấp RTSH được xây dựng, vận hành không đúng quy chuẩn, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí. Do chưa triển khai đồng bộ, nhiều địa phương xuất hiện các điểm chôn lấp rác thải tự phát, gây ô nhiễm môi trường rất khó giải quyết. Đặc biệt, diện tích đất dành cho việc chôn lấp rác ngày càng hạn chế. Kinh phí đầu tư cho thu gom, vận chuyển, chôn lấp, xây dựng bãi rác tập trung ngày càng lớn. Vì vậy, xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi sua tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh samsung     

Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ


Theo Đề án “Thu gom, xử lý RTSH khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020”, đến hết năm 2017 tỉnh sẽ hoàn thành đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường APT - Seraphin và nhà máy xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc (trước đây là Công ty CP Môi trường Tình Thương); kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý RTSH tập trung cho thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn (mỗi nơi 1 nhà máy) và cụm 3 gồm các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang (chung 1 nhà máy). Năm 2018 sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ RTSH của TP Hải Dương và khoảng 75% lượng RTSH phát sinh của các huyện Thanh Hà, Nam Sách, Kim Thành tại các nhà máy xử lý rác ở xã Việt Hồng; tiếp nhận và xử lý khoảng 80% RTSH phát sinh của các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Cẩm Giàng tại nhà máy xử lý của Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc; tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý RTSH tập trung cho thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn và các huyện thuộc cụm 3. Phấn đấu hết năm 2018 tỉnh ta sẽ có ít nhất một trong hai cụm huyện này có nhà đầu tư thực hiện xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Theo đề án, đến năm 2020 tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng các nhà máy xử lý RTSH tập trung theo cụm, đóng cửa các bãi chứa rác thải tạm thời, toàn bộ RTSH sẽ đưa về các nhà máy xử lý bằng phương pháp đốt.

Khó tìm vị trí: Trên địa bàn tỉnh hiện mới có 2 nhà máy xử lý RTSH đặt ở các huyện Thanh Hà và Bình Giang. Trong đó, nhà máy xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương tại xã Việt Hồng (Thanh Hà) có công suất xử lý khoảng 160 tấn/ngày. Hiện tại, công ty mới chỉ tiếp nhận, xử lý RTSH của TP Hải Dương và một số xã thuộc huyện Kim Thành. Nhà máy xử lý RTSH của Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009. Ngoài thu gom, xử lý rác thải công nghiệp, đơn vị này còn xử lý RTSH cho thị trấn Kẻ Sặt và một số xã lân cận trên địa bàn huyện Bình Giang. Ngoài 2 nhà máy trên, một số địa phương trong tỉnh đã đầu tư xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ nhưng hiệu quả xử lý thấp, không phải là giải pháp lâu dài cho vấn đề này.

Theo Đề án “Thu gom, xử lý RTSH khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020”, căn cứ địa giới hành chính và các quy hoạch hệ thống đô thị, xã nông thôn mới, giao thông kết hợp khoảng cách tương đối giữa các huyện cũng như bán kính phục vụ của nhà máy xử lý, việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sẽ được phân thành các cụm. Cụm 1 gồm các huyện Thanh Hà, Kim Thành, Nam Sách và TP Hải Dương; cụm 2 gồm Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện; cụm 3 gồm các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ và Ninh Giang. Riêng thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn sẽ đầu tư xây dựng mỗi nơi 1 nhà máy xử lý RTSH.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương vẫn chưa lựa chọn được địa điểm đặt nhà máy một phần do người dân phản đối, một phần do lãnh đạo một số địa phương chỉ muốn xử lý rác thải gói gọn trong phạm vi từng huyện, không đồng ý với phương án xử lý theo cụm. Theo tính toán của các chuyên gia, lượng rác thải phát sinh của từng địa phương không bảo đảm hiệu quả cho việc đầu tư riêng từng huyện. Hiện tại, lượng rác phát sinh của các địa phương trung bình khoảng 50 tấn/ngày trong khi các nhà máy xử lý RTSH chỉ bảo đảm hiệu quả đầu tư với lượng chất thải được xử lý đạt trên 100 tấn/ngày. Vì vậy, ý tưởng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý theo từng huyện chưa khả thi vào thời điểm hiện tại. Cũng vi

Thursday, October 5, 2017

Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ

Đến nay, Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 31 hộ; còn 7hộ chưa phê duyệt.
Chiều 4.10, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (Dự án VRAMP) qua huyện Bình Giang và công tác bảo đảm an toàn giao thông trên một số quốc lộ.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi ,bao hanh tu lanh samsung      Giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Dự án VRAMP  trên quốc lộ 38 đi qua 5 xã của huyện Bình Giang dài 4,6 km, ảnh hưởng đến 572 hộ dân. Dự án thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2020 gồm các hợp phần: quản lý, bảo trì, nâng cấp tài sản đường bộ, xây dựng đường theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, bề rộng nền đường 12 m, mặt đường 7 m. Đến nay, huyện đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 31 hộ; còn 7hộ chưa phê duyệt.

Theo Ban Quản lý dự án 3 (Tổng cục Đường bộ), dự án hiện còn 500 m địa phương chưa bàn giao mặt bằng, 1.100 m đã nhận bàn giao nhưng vướng nhà, vướng mộ, không có đường tiếp cận thi công, nằm xen kẹp nên chưa thi công được. Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện ứng vốn để nhà thầu thi công, chỉ đạo huyện Bình Giang bàn giao mặt bằng sạch trong tháng 10.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Bình Giang chỉ đạo rà soát diện tích thu hồi ở một số hộ dân, số hộ sống chung cùng 1 thửa đất thu hồi, so sánh đơn giá bồi thường và đơn giá giao đất tái định cư… để xem có điều chỉnh đơn giá bồi thường không.

Đề nghị Tổng cục Đường bộ sớm cân đối nguồn vốn để hoàn trả số tiền trước đây UBND tỉnh Hải Dương đã ứng cho huyện chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng. Các ngành sớm xem xét đề nghị của UBND huyện Bình Giang về đơn giá bồi thường đất ở để huyện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại trong tháng 10.2017.

Đối với các kiến nghị của tỉnh về Dự án VRAMP, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện yêu nhà thầu phối hợp chặt chẽ với địa phương tháo gỡ khó khăn, khẩn trương thi công phần còn lại của dự án. Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm giải quyết các vướng mắc để dự án sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Về kiến nghị bảo đảm an toàn giao thông trên quốc lộ 5, 17B, 18, nút giao liên thông cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tỉnh cần sớm có văn bản để Tổng cục Đường bộ xem xét. Tổng cục Đường bộ giao các đơn vị quản lý đường khẩn trương khắc phục, sửa chữa hạn chế về hạ tầng như thiếu đèn tín hiệu, biển báo giao thông...

Giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri phải được tiến hành thường xuyên...
Có một thực tế đáng suy nghĩ là lâu nay ở nhiều địa phương là qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, có những vấn đề cử tri kiến nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết thấu đáo, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí có nơi biến thành điểm nóng. Nguyên nhân một mặt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự quan tâm giải quyết triệt để, kịp thời những vấn đề cử tri kiến nghị. Mặt khác do chưa có văn bản pháp luật quy định nên cơ quan dân cử ở địa phương còn lúng túng, chưa thật sự quyết liệt vào cuộc để giám sát, theo dõi, đôn đốc.

Xem thêm:  trạm bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi  , bảo hành tủ lạnh samsung

Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ


Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm2015 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2016 thì Thường trực HĐND các cấp có trách nhiệm tổ chức giám sát các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả giám sát với HĐND. Mặc dù quy trình thủ tục đối với hoạt động giám sát này đã được quy định tương đối đầy đủ tại điều 74 nhưng đây là vấn đề còn mới mẻ, HĐND các cấp triển khai thực hiện ra sao để có hiệu quả cao là điều đáng bàn. Tôi xin được góp một vài ý kiến.

Trước hết, tôi cho rằng giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri phải diễn ra thường xuyên nhưng Thường trực HĐND, nhất là cấp tỉnh, cấp huyện mỗi năm chí ít cũng phải tổ chức được một phiên họp chuyên đề của Thường trực để thực hiện hoạt động giám sát này. Phiên họp có thể tổ chức định kỳ trước kỳ họp cuối năm của HĐND. Thành phần tham dự phiên họp giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri ngoài các ủy viên Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND cần sự có mặt của đại diện Ủy ban MTTQ cùng cấp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, nhất là các lĩnh vực có nhiều kiến nghị của cử tri và tổ trưởng tổ đại biểu nơi có nhiều cử tri kiến nghị. Nơi nào có điều kiện thì có thể mời một số cử tri có kiến nghị cùng tham dự.

Để chuẩn bị phiên họp giám sát, Thường trực HĐND phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp chỉ đạo Văn phòng HĐND, Văn phòng Ủy ban MTTQ tổng hợp tất cả các kiến nghị của cử tri thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp mình và thông qua kênh của MTTQ cùng cấp. Kiến nghị được tập hợp theo ngành, lĩnh vực để xác định rõ cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Văn bản này được gửi tới UBND cùng cấp. UBND chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổng hợp kết quả giải quyết các kiến nghị đó. Báo cáo của UBND về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri phải ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vào kết quả giải quyết các kiến nghị, không diễn giải dài dòng. Đối với những kiến nghị chưa được giải quyết, phải giải trình rõ nguyên nhân và dự kiến thời hạn khắc phục.

Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của UBND phải được ban của HĐND thẩm tra. Báo cáo này chắc chắn sẽ liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Theo tôi, Thường trực HĐND nên phân công Ban Pháp chế chủ trì thẩm tra văn bản này, các ban khác có trách nhiệm phối hợp. Báo cáo thẩm tra ngoài việc đánh giá các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri ra sao, cần phải đánh giá phản hồi của nhân dân về kết quả giải quyết các kiến nghị đó như thế nào; kết quả giải quyết đã thỏa đáng chưa, đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý không; cử tri có đồng tình với kết quả giải quyết đó không.

Sau phiên họp giám sát, Thường trực HĐND chỉ đạo văn phòng xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Báo cáo này sẽ là tài liệu chính thức trình kỳ họp HĐND. Như vậy, tại các kỳ họp HĐND, thay vì UBND đọc báo cáo trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri như trước đây, Thường trực HĐND sẽ trình bày báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện trong năm. Đại biểu HĐND khi đi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp sử dụng các báo cáo này để thông báo với cử tri về tình hình và kết quả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri. Làm như vậy sẽ tạo ra sự liên hệ qua lại và phản hồi tích cực giữa cử tri với cơ quan nhà nước, góp phần làm giảm tính hình thức của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

Cuối cùng, việc HĐND có ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri hay không cũng cần xem xét cân nhắc kỹ. Cũng như các hoạt động giám sát khác, HĐND khi cần thiết có thể ra nghị quyết. Trong trường hợp này, thế nào là “cần thiết” cũng nên được định rõ. Theo tôi, nếu có trên 50% kiến nghị của cử tri chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời gian hạn định hoặc những kiến nghị có liên quan đến những vấn đề nóng, bức xúc của địa phương mà chậm được giải quyết thì HĐND sẽ ra nghị quyết. Việc này phải được người chủ trì phiên họp giám sát kết luận, Thường trực HĐND biểu quyết, nếu tán thành thì giao cho văn phòng HĐND xây dựng dự thảo nghị quyết về giải quyết kiến nghị của cử tri trình ra kỳ họp để HĐND xem xét, quyết định.

Như trên đã nói, giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri phải được tiến hành thường xuyên chứ không thể chờ đến khi Thư

Hai đề án chống thất thu ngân sách trong kinh doanh xăng dầu

Hai đề án chống thất thu ngân sách trong kinh doanh xăng dầu và vận tải được thực hiện bước đầu đạt hiệu quả đã góp phần tăng nguồn thu từ thuế...
Cục Thuế tỉnh đang triển khai 2 đề án chống thất thu (CTT) ngân sách trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và vận tải, qua đó góp phần kiểm soát tình trạng gian lận thương mại và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi  ,sua tu lanh samsung
Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện

Số thu tăng : Sau hơn 9 tháng triển khai, Đề án "Tăng cường quản lý CTT ngân sách nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh” đã thu được kết quả khả quan. Để kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu, Cục Thuế tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương thực hiện kẹp chì và dán tem niêm phong toàn bộ 838 trụ bơm tại 254 cây xăng dầu của 170 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tỉnh. Cục Thuế đã chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện thị xã, thành phố chốt số hằng tháng và kiểm tra tem niêm phong làm cơ sở để đối chiếu với số liệu khai thuế của các doanh nghiệp. Nếu số liệu chốt số đồng hồ công tơ tổng và tờ khai thuế có sự biến động lớn, cơ quan thuế sẽ kiểm tra để nhanh chóng phát hiện gian lận nếu có.

Kết quả là trong 8 tháng đầu năm nay, thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu đạt 239,4 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2016. Số thuế giá trị gia tăng phát sinh mà các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải nộp cũng tăng thêm 62,4 tỷ đồng.

Cục Thuế tỉnh cũng đã phối hợp kiểm tra 6 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, qua đó phát hiện 2 doanh nghiệp kê khai chưa đúng sản lượng bán ra trên đồng hồ. Đoàn kiểm tra đã truy thu, xử phạt 158,6 triệu đồng tiền thuế, đồng thời kiến nghị Sở Công thương xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng.

Đối với lĩnh vực vận tải, để CTT thuế, ngay từ đầu năm Cục Thuế tỉnh và Sở Giao thông vận tải đã ký kết quy chế phối hợp. Sau ký kết, hai bên đã kiểm tra 12 doanh nghiệp vận tải, truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 217,9 triệu đồng, xử phạt chậm nộp hơn 60,1 triệu đồng, thu nợ thuế 71 triệu đồng... Ngoài ra, 2 ngành cũng đã phối hợp tuyên truyền, vận động 262 hộ kinh doanh vận tải thực hiện chính sách thuế và vận tải, qua đó các hộ tự giác đóng các khoản thuế phải nộp hơn 72 triệu đồng.

Cục Thuế tỉnh chọn Chi cục Thuế Thanh Hà là đơn vị làm điểm triển khai đề án CTT thuế trong lĩnh vực vận tải, bởi huyện này có nhiều hộ làm dịch vụ vận tải. Chi cục Thuế đã phối hợp thành lập đội liên ngành kiểm tra 25 hộ vận tải, truy thu hơn 145 triệu đồng tiền thuế.

Triển khai mở rộng : Theo ông Nguyễn Danh Trạnh, Giám đốc Chi nhánh Xăng dầu Hải Dương, cơ quan thuế nên triển khai mở rộng các đề án CTT thuế trên nhiều lĩnh vực để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp nào có năng lực và kinh doanh minh bạch thực sự sẽ tồn tại và phát triển bền vững.

Việc thực hiện các đề án CTT thuế đã được đồng chí Vương Đức Sáng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CTT ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tỉnh quán triệt tại hội nghị sơ kết công tác CTT ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế tổ chức mới đây. Ngoài khẳng định tính hiệu quả của việc thực hiện 2 đề án CTT ngân sách trong lĩnh vực xăng dầu và vận tải, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp trong CTT thuế, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra việc chuyển giá, mua bán hóa đơn…

Thực hiện chỉ đạo này, thời gian tới, ngoài tiếp tục triển khai 2 đề án trên, Cục Thuế tỉnh sẽ xây dựng đề án CTT trong lĩnh vực dược phẩm, vật tư y tế. “Các lĩnh vực khác như khai thác cát, hộ kinh doanh cá thể, các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn… tuy không xây dựng thành đề án nhưng ngành thuế vẫn thường xuyên đôn đốc CTT. Để công tác CTT thuế đạt hiệu quả cao, ngành thuế cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện nghĩa vụ thuế”, ông Vũ Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh khẳng định.

Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc là một điểm nhấn

Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc là một điểm nhấn thiêng liêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương tham dự.
4 phù ấn của Đức Thánh Trần: Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là một thiên tài quân sự, vị Anh hùng dân tộc kiệt xuất, được vua nhà Trần phong Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh ba quân đánh tan giặc Nguyên Mông, bảo vệ giang sơn Đại Việt. Vì có tài đức phi thường và công lao vĩ đại nên ngài được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh, Đức Phật, là "Cửu Thiên Vũ Đế" từ trên trời hiển ứng xuống cứu nước, giúp dân, diệt trừ giặc giã.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi   trung tâm bảo hành hitachi

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện


Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần là tôn miếu linh thiêng của đất nước. Nhà sử học Phan Huy Chú từng viết: "Mỗi khi trong nước có đại sự, triều đình đến làm lễ cầu đảo; các tướng tá, vương công mỗi khi có việc chinh chiến cũng đến đền bái yết rồi mới xuất quân...". Bởi vậy, cứ mỗi dịp "Tháng tám giỗ cha" hoặc mỗi khi có việc hệ trọng, người dân lại thành tâm về Kiếp Bạc làm lễ và xin phù ấn của Đức Thánh, cầu ngài phù hộ.

Đền Kiếp Bạc còn lưu giữ 4phù ấn của Đức Thánh Hưng Đạo Đại vương được làm bằng đồng. Ấn thứ nhất có hình vuông (kích thước 10 x 10 cm), trên khắc chữ "Trần triều Hưng Đạo vương chi ấn" (được hiểu là ấn của Hưng Đạo vương triều Trần). Đây là ấn phù quan trọng nhất, nội dung thể hiện quyền uy và sức mạnh mà Đức Thánh Trần ban cho. Ấn thứ 2 hình vuông (kích thước 5,5 x 5,5 cm), trên khắc chữ "Quốc pháp Đại Vương" (được hiểu là ấn phù của Quốc pháp Đại vương hoặc Đại vương giữ phép nước), cầu Đức Thánh ban sức mạnh uy quyền, bắt mọi thế lực phải tuân theo luật pháp. Ấn thứ 3 cũng có hình vuông (kích thước 4,3 x 4,3cm), trên khắc chữ "Vạn Dược linh phù" (được hiểu là phù ấn linh thiêng của đền Vạn Dược). Dược là thuốc chữa bệnh. Đây là phù ấn linh thiêng cứu giúp mọi người được sống mạnh khỏe, không bệnh tật... Ấn thứ 4 là ấn duy nhất có hình chữ nhật (kích thước 5,2 x 7,8 cm), trên khắc chữ "Phi thiên thần kiếm linh phù" (được hiểu là phù ấn linh thiêng của Phi thiên thần kiếm), cầu bình an, sát quỷ trừ tà.

Các cụ cao tuổi ở địa phương cho rằng 4 chiếc ấn trên có từ khi lập đền Kiếp Bạc. Theo lệ cổ, trước ngày đại kỵ của ngài (ngày giỗ của Đức Thánh Trần), chính quyền sở tại cùng với thủ từ làm lễ đóng ấn vào một tấm lụa màu vàng để đến hội ban cho nhân dân và du khách thập phương. Dân gian cho rằng muốn cầu việc lớn, việc quan tước, thăng thưởng, cầu phải trái phân minh... thì xin phù ấn "Trần triều Hưng Đạo vương chi ấn" hoặc ấn "Quốc pháp Đại vương"; cầu trường thọ, sinh con, tài lộc dồi dào, sự tốt lành phát triển thì xin phù ấn "Vạn Dược linh phù"; cầu tránh tà ma, bệnh tật, giặc giã xin "Phi thiên thần kiếm linh phù".

Theo từ điển Hán - Việt của Thiều Chửu, chữ "phù" có nghĩa là điềm tốt lành, là cái bùa bằng giấy mà các thầy cúng vẽ son mực vào để trừ ma. Như vậy, 4 phù ấn ở đền Kiếp Bạc thiên về nghĩa là điểm tốt lành, là bùa dùng để chữa bệnh, trừ tà... Bộ ấn này là những bảo vật quý hiếm, gắn liền với sinh hoạt văn hóa tâm linh, thể hiện niềm tin yêu tôn kính bậc Thánh nhân cứu quốc; khát vọng được sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân. Đó là tâm nguyện chân chính, thiêng liêng được lưu truyền hơn 7 thế kỷ qua ở Lễ hội đền Kiếp Bạc.

Thông thường, người dân xin tấm lụa vàng có in cả 4 phù ấn của đền Kiếp Bạc về treo tại nhà hoặc mang theo bên mình. Khi in phù ấn vào tấm lụa, nhà đền thường in ấn "Phi thiên thần kiếm linh phù" 2 lần, ý tứ muốn tránh số 4 (sinh, lão, bệnh, tử). Như vậy, ấn đền Kiếp Bạc khi ban cho người dân sẽ được in 5phù ấn, ngầm ý cầu mong cho mọi người luôn được vinh hiển, sống lâu, giàu có, yên lành...

Tổ chức chu đáo, trang nghiêm

Cách đây mấy chục năm, lễ ban ấn tại đền Kiếp Bạc không thực sự phổ biến vì một bộ phận người dân cho rằng việc này mang yếu tố mê tín dị đoan. Nhờ những chủ trương, chính sách, nhận thức mới, đúng đắn về vấn đề tín ngưỡng, từ năm 2006, được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tổ chức Lễ hội bắt đầu tổ chức lễ khai ấn và ban ấn theo bài bản mới. Theo đó, đêm 16 sang ngày 17.8 âm lịch hằng năm, lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân và du khách thập phương.

Từ 23 giờ đến 23 giờ 30 ngày 16.8 âm lịch, đoàn đại biểu Trung ương, tỉnh Hải Dương cùng các nhà sư sẽ tiến vào hậu cung đền Kiếp Bạc làm lễ khai ấn. Sau khóa lễ Mật niệm (tắt điện) do các nhà sư thực hiện, các đồng chí lãnh đạo tỉnh sẽ đóng 15 ấn rồi đặt lên bàn thờ làm lễ. Làm lễ xong, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh ban ấn cho các đại biểu.

Lễ ban ấn diễn ra ngay sau đó tại sân phía trước đền Kiếp Bạc với sự tham dự của các thành viên Ban tổ chức lễ hội, pháp sư, ban khánh tiết, nhân dân và du khách thập phương. Khu vực cổng đền, trong sân, trước cửa tiền tế... bố trí lực lượng hàng trăm người gồm công an, sinh viên tình nguyện, đội võ Nhất Nam cùng lan can, barie để bảo đảm an ninh trật tự. Từ cửa ph

Tuesday, September 12, 2017

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện; 6 đồng chí từ huyện lên tỉnh; 7 đồng chí từ xã lên huyện ...
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25.1.2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ, huyện Kim Thành đã luân chuyển 151 lượt cán bộ (trong đó có 69 đồng chí nữ).

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện; 6 đồng chí từ huyện lên tỉnh; 7 đồng chí từ xã lên huyện; 49 đồng chí được luân chuyển ngang giữa các phòng, ban, đoàn thể huyện; luân chuyển 86 cán bộ lãnh đạo quản lý các trường học.

Việc điều động, luân chuyển cán bộ trong thời gian qua đã giúp cán bộ được đào tạo, rèn luyện, thử thách qua thực tiễn. Chất lượng hoạt động, quản lý điều hành của bộ máy cấp ủy, chính quyền được nâng lên. Tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn; khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Sau luân chuyển, hầu hết cán bộ đều trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh có 268 ha đất nông nghiệp bỏ hoang, tập trung tại các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Kim Thành.
Trong đó có 189 ha đất 03, 79 ha đất công điền. Đất bỏ hoang tập trung nhiều ở một số địa phương chưa hoàn thành dồn điền, đổi thửa, khu vực chua trũng, xa làng hoặc ven khu công nghiệp. Có 3 địa phương không có ruộng bỏ hoang là Nam Sách, Thanh Hà và Kinh Môn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương có đất nông nghiệp bỏ hoang nghiên cứu mô hình sản xuất phù hợp; những khu đất trũng có thể chuyển sang nuôi thủy sản; có chính sách hỗ trợ nông dân để hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang.
Thời gian qua, Hạt Quản lý đê huyện Tứ Kỳ tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tuyến đê kiểu mẫu bằng những việc làm thiết thực.
Đơn vị đã phối hợp huy động nhân lực phát quang gần 94.000m2 cây dại, dọn 2.000 m2 rác thải trên mái đê; cắm 20 biển “cấm đổ rác”, dựng 8 biển báo co hẹp, 6 biển báo tải trọng và 4 trụ hạn chế tải trọng trên đê.

Trong phong trào xây dựng Hạt Quản lý đê điển hình, đơn vị đã cải tạo, nâng cấp trụ sở, mua sắm thiết bị cần thiết, sắp xếp lại phòng làm việc ngăn nắp, gọn gàng, khoa học, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; lắp đặt hòm thư góp ý, tố giác vi phạm...

Năm 2016, tuyến đê hữu sông Thái Bình từ km 31 + 229 đến km 40 + 50 thuộc các xã Đại Đồng, Hưng Đạo, Bình Lãng, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên (Tứ Kỳ) do Hạt Quản lý đê huyện Tứ Kỳ quản lý được tỉnh chọn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu; Hạt Quản lý đê huyện được đăng ký trở thành đơn vị điển hình.

TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng

Gần đây, TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng. Nguyên nhân do vi phạm hành lang vẫn diễn ra và còn rất nhiều đường ngang trái phép.
Bất chấp hiểm nguy: Theo Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương dài 46,3 km nhưng có tới trên 200 đường ngang, trong đó chỉ có 36 đường ngang hợp pháp. Nghĩa là tàu hỏa cứ đi khoảng 230 m sẽ gặp 1 đường cắt ngang.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sửa chữa tủ lanh hitachi,sửa tủ lạnh samsung

Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Kim Thành là huyện có số đường ngang nhiều nhất. 16,5km đường sắt qua huyện nhưng có tới 153 đường ngang, trong đó 138 đường ngang trái phép. Riêng 2,3 km đường sắt qua xã Kim Lương đã có 42đường ngang. Tàu hỏa cứ đi gần 55 m qua xã sẽ gặp 1 đường ngang. Trong khi đó, một số người dân khi qua đường sắt còn chủ quan, tùy tiện, không quan sát. Ông D., một người dân sinh sống gần đường sắt ở xã Kim Lương hằng ngày đều phải nhiều lượt băng qua đường sắt để đi làm. "Tiện đường ngang nào thì qua luôn cho gần, chứ đi vòng lên tận chỗ gác chắn thì xa lắm", ông D. cho biết.

Việc lấn chiếm hành lang cũng khiến ATGT diễn biến phức tạp hơn trong thời gian qua. Đường sắt đoạn thôn Bình Phiên (xã Ngọc Liên, Cẩm Giàng) từ nhiều năm nay đã hình thành chợ cóc. Người dân vô tư bày bán hàng hóa, mua bán tấp nập ngay cả khi các đoàn tàu rầm rập chạy qua. Chợ họp sát barie chắn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc. Cách đó không xa, lối đi vào thôn Kim Quan (xã Kim Giang, Cẩm Giàng) cũng có một chợ cóc. Người dân họp chợ ngay khu vực giao cắt với đường sắt không có người cảnh giới, không gác chắn và đèn cảnh báo. Ngoài xã Ngọc Liên, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng còn đi qua thị trấn Cẩm Giàng; các xã Kim Giang, Thạch Lỗi, Tân Trường, Cẩm Định và Cao An của huyện Cẩm Giàng. Ở nhiều đoạn ven đường sắt đều có người dân sinh sống, có nhiều đường ngang dân sinh vi phạm hành lang giao thông.

Phối hợp bảo đảm an toàn: Trật tự, ATGT diễn biến phức tạp do đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua nhiều địa phương. Có nhiều đoạn đường sắt song song với quốc lộ 5, hầu hết các đoạn tuyến có dân cư sinh sống gần nên người và phương tiện qua lại rất đông. Ngoài ra, trước đây các vi phạm hành lang ATGT đường sắt, lối đi dân sinh hình thành trái phép không được phát hiện kịp thời nên đến nay rất khó xử lý.

Việc phối hợp giữa ngành đường sắt với chính quyền các địa phương trong xử lý các bất cập chưa chặt chẽ. Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Thành, ngành đường sắt đã phối hợp với UBND huyện để rà soát và thiết kế gờ giảm tốc tại các lối đi dân sinh. Đơn vị của ngành đường sắt chỉ làm gờ giảm tốc ở những lối đi đã được trải nhựa, bê tông. Còn những lối đi bằng đất thì để cho địa phương làm. Những đoạn này muốn làm được gờ giảm tốc thì phải trải bê tông hoặc nhựa, trong khi địa phương không có kinh phí thực hiện.

"Cách đây khoảng 2 năm, ngành đường sắt đã lắp đặt cụm đèn cảnh báo khi tàu hỏa đến và làm gờ giảm tốc tại gần đường sắt giao với đường huyện 195 đoạn thôn Trại Mai Trung nên tai nạn không xảy ra. Trước đó, đây là vị trí xảy ra rất nhiều tai nạn và va chạm giữa tàu hỏa với phương tiện khác", ông Nguyễn Văn Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trường (Cẩm Giàng) cho biết.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 1 vụ TNGT đường sắt làm 1 người chết, thì sang tháng 7 đã xảy ra liên tiếp 3 vụ làm 3 người chết. Trước tình trạng này, Ban ATGT tỉnh đã có nhiều chỉ đạo nhằm kiềm chế TNGT đường sắt. Hiện tại, toàn tỉnh đã có 47 lối đi dân sinh có người cảnh giới theo quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Bộ Giao thông vận tải. Tại mỗi điểm, UBND tỉnh hỗ trợ 1,5triệu đồng/tháng để bồi dưỡng những người cảnh giới. UBND tỉnh cũng chỉ đạo lắp đặt tấm đan bê tông tại nhiều đường ngang để các phương tiện đi qua không bị mắc kẹt, cắm thêm biển báo “Chú ý tàu hỏa” tại những điểm giao cắt nguy hiểm... Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp rà soát các điểm giao cắt để xây dựng gờ giảm tốc nhằm hạn chế tốc độ của phương tiện khi qua đường sắt. Việc xây dựng gờ giảm tốc cần hoàn thiện trong quýIII.2017.

Theo Ban ATGT tỉnh, trong tháng 8, toàn tỉnh không xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông đường sắt. Để phát huy kết quả này, Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT cấp huyện tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu chính quyền cơ sở vào cuộc quyết liệt trong tuyên truyền, nhắc nhở người dân, bảo vệ hành lang đường sắt. Đồng thời, khẩn trương rà soát, xây dựng gờ giảm tốc, phối hợp lắp đặt đèn cảnh báo, bố trí người cảnh giới đường ngang nhằm tiếp tục giảm thiểu TNGT đường sắt.

Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN)

8 tháng đầu năm nay, số thu thuế ngoài quốc doanh của huyện Ninh Giang tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.  Quản lý sát: Chi cục Thuế huyện Ninh Giang đang quản lý 132 doanh nghiệp (DN) và hơn 840 hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện phải đóng thuế. Tuy nhiên, số DN phát sinh thuế luôn thấp, chỉ dưới 30 đơn vị. Hầu hết các hộ khoán thuế có quy mô kinh doanh nhỏ.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh samsung      

Được chọn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT)


Năm 2017, Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) 76tỷ đồng. Cục Thuế tỉnh giao dự toán phấn đấu thu 83 tỷ đồng, trong đó thuế ngoài quốc doanh giao thu 24 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so với năm 2016.
Để đạt dự toán giao, ngay từ đầu năm Chi cục Thuế huyện đã triển khai nhiều giải pháp như: tăng cường hình thức tuyên truyền các chính sách, pháp luật mới về thuế thông qua tập huấn, đối thoại, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, trả lời bằng văn bản đối với các DN, hộ kinh doanh. Hơn 8 tháng đầu năm, cán bộ thuế đã giải đáp hơn 50thắc mắc của người nộp thuế, tư vấn và hỗ trợ 30 DN về các vấn đề liên quan đến thuế. Ông Bùi Ngọc Hân, chủ cửa hàng điện máy Hân Hương ở số nhà 250 đường Nguyễn Lương Bằng (thị trấn Ninh Giang) cho biết: "Là hộ kinh doanh dịch vụ bán lẻ, chúng tôi luôn được cán bộ Đội thuế liên xã số 1 hỗ trợ, hướng dẫn xác định loại hàng hóa, trình tự kê khai, nộp thuế cũng như cách quản lý, sử dụng hóa đơn".

Các đội thuế liên xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, Ban quản lý các chợ để lập bộ thuế sát thực tế, siết chặt quản lý thông tin hộ kinh doanh theo Luật Quản lý thuế 2006... Chi cục phối hợp liên ngành, chính quyền cơ sở nắm chắc hoạt động của các hộ kinh doanh. Phát huy trách nhiệm cho cán bộ thuế, chi cục đã triển khai kế hoạch kiểm soát, đôn đốc, phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng địa bàn, từng khu vực sản xuất, từng loại hình kinh doanh. Chỉ tiêu thu nợ được giao cụ thể đến các đội thuế để quản lý, đôn đốc, thu hồi nợ. Từ đầu năm đến nay, các cán bộ thuế Ninh Giang đã thực hiện 250cuộc điện thoại đôn đốc thu nợ, phát hành 5.899 thông báo nợ, cưỡng chế thu hồi nợ...

Đến cuối tháng 4 vừa qua, trên địa bàn xã Tân Hương còn hơn chục hộ kinh doanh nợ đọng thuế. Ngoài tuyên truyền, đôn đốc theo quy định, Chi cục Thuế huyện đã phối hợp với chính quyền xã vận động, giải thích và đốc thúc các hộ nợ đọng thuế. Ông Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Tân Hương cho biết: “Do các hộ kinh doanh nợ đọng thuế trên địa bàn xã chưa hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ phải nộp thuế của mình, chưa rõ số tiền thuế nộp sẽ được sử dụng vào mục đích gì nên chậm nộp. Nhưng sau khi cán bộ thuế của huyện về vận động, tuyên truyền thì các hộ này đều đồng thuận, tự nguyện nộp thuế”.

Hiệu quả rõ: Tổng thu NSNN 8 tháng đầu năm nay của huyện Ninh Giang đạt hơn 90 tỷ đồng, bằng 118%dự toán giao cả năm. Riêng thuế ngoài quốc doanh đạt 24,4tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Chi cục Thuế huyện đã thu nợ hơn 4,3 tỷ đồng. Do tăng cường quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn nên việc lập bộ quản lý thuế chặt chẽ, sát thực tế hơn. Tất cả các DN trên địa bàn huyện đã nộp hồ sơ khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử. Tiền nộp thuế điện tử đạt 94%, tăng14% so với năm 2016.

Là DN đầu tiên của huyện Ninh Giang kê khai, nộp thuế điện tử, ông Nguyễn Trung Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Xây lắp điện Hoàng Ngân (xã Hiệp Lực) cho biết: "Thời gian đầu thực hiện, DN còn bỡ ngỡ, chưa nắm được các bước kê khai và nộp thuế điện tử. Được cán bộ  thuế của huyện hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình nên mọi vướng mắc của DN liên quan đến chính sách thuế đã được tháo gỡ”.

Để tăng cường hiệu quả quản lý thuế những tháng cuối năm, đặc biệt là thuế ngoài quốc doanh, ông Nguyễn Quang Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế Ninh Giang cho biết: "Chi cục tập trung kiểm tra, quản lý kịp thời hộ kinh doanh phát sinh; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về chống thất thu thuế. Chú trọng quản lý, khai thác các nguồn thu không thường xuyên như kinh doanh lưu động, vãng lai, xây dựng tư nhân, cho thuê nhà, cho thuê tài sản...".

Được chọn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT)

Được chọn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) điểm cấp huyện, Gia Lộc đang chuẩn bị chu đáo cho lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 15.9.
Phong trào phát triển: Những năm qua, cơ sở vật chất và sân bãi dành cho các hoạt động TDTT từ huyện đến các xã, thị trấn ngày càng được huyện Gia Lộc quan tâm xây dựng. Các ngành, các cấp, các địa phương trong toàn huyện đã đầu tư hàng tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp các công trình phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của người dân. Hiện nay, huyện có 1 sân vận động trung tâm rộng hơn 13.600 m2; 1sân bóng đá cầu môn lớn (trên 5.000 m2); hơn 100 sân bóng đá mi ni và sân chơi thể thao; 5 nhà tập TDTT tại UBND huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện, Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, Trường THPT Gia Lộc và Trung tâm Y tế huyện; 5 bể bơi tại các Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Thống Kênh, Lê Lợi, Phương Hưng, Thống Nhất, 1 bể bơi thông minh tại sân vận động trung tâm huyện và 1 ao bơi hợp vệ sinh tại xã Nhật Tân.

Xem thêm:   sửa chữa tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung

Nhân dịp này, hai tỉnh ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2017-2020


Trong những năm gần đây, phong trào TDTT, rèn luyện thân thể ở huyện Gia Lộc phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu. Huyện duy trì và phát triển các môn thể thao truyền thống như đua thuyền chải, pháo đất, cờ tướng, võ, vật, bơi, kéo co, bóng đá, bóng bàn, cầu lông... Ngoài ra, nhiều môn thể thao mới phù hợp với điều kiện tập luyện của các tầng lớp nhân dân như thể dục dưỡng sinh, đi bộ, aerobic, thể dục thẩm mỹ, thể hình, taekwondo, pencak silat, Vovinam... cũng phát triển. Đến nay, 25% số dân trong huyện thường xuyên tập luyện TDTT, tỷ lệ gia đình thể thao cũng đạt trên 18%.

Cùng với sự phát triển của phong trào TDTT quần chúng, những năm gần đây thể thao Gia Lộc đã đóng góp nhiều vận động viên xuất sắc cho tỉnh và quốc gia. Nhiều vận động viên đã giành được huy chương vàng, bạc, đồng tại các kỳ SEA Games và Đại hội TDTT toàn quốc như Đặng Thị Thắm, Đoàn Thị Mĩ, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Hằng...

Tích cực chuẩn bị: Với nền tảng là huyện có phong trào TDTT phát triển đồng đều, sâu rộng, được quan tâm toàn diện, Gia Lộc xứng đáng là "lá trầu mặt" được chọn làm điểm Đại hội TDTT cấp huyện kỳ này.

Luyện tập đồng diễn là một trong những nội dung quan trọng chuẩn bị cho lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện Gia Lộc lần thứ VIII. Ngay từ đầu tháng 8, huyện đã thành lập 5 tiểu ban phục vụ đại hội gồm tiểu ban nội dung; tuyên truyền, khánh tiết; chuyên môn; lễ tân, hậu cần; an ninh, y tế. Ông Tiêu Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện cho biết với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội TDTT huyện, trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung lễ khai mạc, sắp xếp lịch thi đấu cho từng bộ môn, phân công giám sát ban trọng tài, tuyển chọn những vận động viên cho nghi thức rước đuốc.
Tiểu ban tuyên truyền đã treo pa nô tại ngã tư cây xăng, cửa ngõ vào thị trấn Gia Lộc và các trục đường 62m kéo dài, Yết Kiêu, cầu vượt Toàn Thắng, đường Nguyễn Chế Nghĩa, đường Lê Thanh Nghị. Băng khẩu hiệu sẽ được treo xong trước ngày 12.9 tại nhiều tuyến đường trung tâm của huyện. Trong dịp này, nhiều cơ quan, ban, ngành cũng dành thời gian cho công tác chuẩn bị Đại hội TDTT huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tuyển chọn vận động viên tham gia thi đấu tại đại hội, cử giáo viên thể chất tham gia Ban trọng tài để điều khiển các môn thi đấu, huy động 900 em học sinh các trường THPT Gia Lộc, THPT Gia Lộc II và THCS thị trấn Gia Lộc tham gia các hoạt động đồng diễn và phục vụ các nghi thức của đại hội. Đối với các xã, thị trấn, việc tổ chức tốt Đại hội TDTT cấp cơ sở vừa qua đã tạo khí thế sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân, các đoàn vận động viên hăng hái bước vào Đại hội TDTT lần thứ VIII của huyện. Trong ngày khai mạc đại hội của huyện, mỗi xã, thị trấn sẽ tuyển chọn 41 vận động viên tiêu biểu để tham gia vào đoàn rước đuốc truyền thống.

Theo kế hoạch, Đại hội TDTT huyện Gia Lộc năm nay sẽ có 12 môn thi đấu. Đến nay, các đội đã hoàn thành thi đấu 5 môn gồm bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, bơi. Trong đó, môn bơi và bóng chuyền có đủ 23đội đến từ 23 xã, thị trấn trong huyện tham gia. Các môn thi đấu khác có từ 13-17 đội tham gia. Không chỉ số lượng các đội tham gia đông hơn những năm trước, chất lượng các giải thi đấu cũng được nâng lên. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lộc, Trưởng BCĐ Đại hội TDTT huyện Gia Lộc chia sẻ: “BCĐ Đại hội TDTT huyện quyết tâm chuẩn bị tốt các tiết mục đồng diễn, rước đuốc… bảo đảm lễ khai mạc diễn ra trang trọng, hoành tráng, để rút kinh nghiệm cho các huyện khác tổ chức Đại hội TDTT cấp huyện. Lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện chắc chắn sẽ tạo được không khí vui tươi phấn khởi, trở thành ngày hội của nhân dân trong toàn huyện”.

Thursday, August 24, 2017

Nhân dịp này, hai tỉnh ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2017-2020

Nhân dịp này, hai tỉnh ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2017-2020 trên một số lĩnh vực chính, đó là: công tác tổ chức cán bộ và xây dựng Đảng, giáo dục, y tế, đầu tư - thương mại, nông - lâm nghiệp, văn hóa - thể thao và du lịch. Hai bên cũng thống nhất tiếp tục trao đổi luân phiên các đoàn cấp cao giữa 2 tỉnh sang thăm, làm việc và định kỳ đánh giá việc thực hiện các thoả thuận hợp tác.
Phát biểu tại buổi hội đàm, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón đoàn lãnh đạo cấp cao của Viêng Chăn sang thăm và làm việc tại Hải Dương.

Để việc thực hiện văn bản hợp tác giữa hai tỉnh đạt kết quả cao nhất, đồng chí đề nghị lãnh đạo các sở, ngành của Hải Dương và Viêng Chăn thường xuyên trao đổi thông tin, triển khai thực hiện tốt các nội dung thỏa thuận, hợp tác.
Đồng chí tin tưởng rằng thông qua thỏa thuận hợp tác này, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, góp phần thắt chặt tình cảm gắn bó keo sơn Việt - Lào anh em.

Buổi tối cùng ngày, lãnh đạo tỉnh mở tiệc chiêu đãi đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Viêng Chăn
Trước đó, vào sáng 23.8, đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Viêng Chăn đã tới thăm Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam (khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng) và làng nghề mộc Đông Giao (xã Lương Điền, Cẩm Giàng).
Doanh nghiệp tư nhân đang tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp ngân sách ngày một tăng, nhưng các doanh nghiệp này nhìn chung còn nhỏ, gặp nhiều khó khăn.
Số lượng tăng nhanh, khả năng huy động rất tốt các nguồn lực xã hội và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hải Dương đã và đang khẳng định vai trò, vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Tạo việc làm cho hàng vạn lao động
Trước năm 2010, người dân xã Bình Xuyên (Bình Giang) chủ yếu làm nông nghiệp, nhiều người không có việc làm, nhất là lúc nông nhàn. Năm 2009, Công ty TNHH Huy Phong chuyên sản xuất giầy xuất khẩu đã về đầu tư tại địa phương. Hiện doanh nghiệp giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động của xã.

Nhờ làm việc tại Công ty TNHH Huy Phong, mẹ con chị Vũ Thị Thoan đã có thu nhập gần 4 triệu đồng/người/tháng. Con trai chị Thoan 22 tuổi chỉ học hết lớp 1. "Nếu không có công ty con tôi chẳng thể kiếm được việc làm tốt ở đâu”, chị Thoan nói.

Ông Nhữ Đình Tảo, Chủ tịch UBND xã Bình Xuyên cho biết: "Từ khi có Công ty Huy Phong, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khác vào đầu tư đã đưa xã từ chỗ chậm phát triển trở thành 1 trong 3 xã phát triển mạnh nhất huyện. Năm 2015, Bình Xuyên đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới".

Sau khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 3, Công ty CP Thép Hòa Phát (Kinh Môn) đã nâng công suất lên 1,7 triệu tấn thép/năm. Công ty hiện giải quyết việc làm cho 4.600 lao động với thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng. Số lao động này chủ yếu ở huyện Kinh Môn và lân cận. Nhiều kỹ sư tốt nghiệp Khoa Luyện kim của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là người Hải Dương vào đây làm việc. Anh Vũ Văn Đôn (32 tuổi) ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) cho biết: "Sau khi ra trường, tôi làm việc tại Công ty Thép Vạn Lợi ở Hải Phòng. Sau đó, tôi được tuyển vào làm cho Công ty CP Thép Hòa Phát. Hiện tôi có thu nhập ổn định khoảng 15 triệu đồng/tháng. Làm gần nhà nên tôi có thể sáng đi tối về".

Theo báo cáo của các ngành chức năng, những năm qua, DNTN phát triển nhanh về số lượng, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 doanh nghiệp mới thành lập. Hiện toàn tỉnh có 10.580 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn 86.202 tỷ đồng; tạo việc làm cho 27 vạn lao động. Trong đó DNTN chiếm 95,6% số lượng doanh nghiệp của tỉnh. Ông Hoàng Văn Bảo, nguyên Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh cho biết: "Nếu không có DNTN ngày càng phát triển thì không biết hàng vạn lao động, nhất là lực lượng thanh niên ở khu vực nông thôn sẽ kiếm việc làm ở đâu".

Đoàn cán bộ cấp cao của tỉnh Viêng Chăn do đồng chí Vi Đông Xay Ya Sỏn

Đoàn cán bộ cấp cao của tỉnh Viêng Chăn do đồng chí Vi Đông Xay Ya Sỏn sang thăm và làm việc tại Hải Dương từ ngày 22-25.8.
Nhận lời mời của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, đoàn cán bộ cấp cao của tỉnh Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào) do đồng chí Vi Đông Xay Ya Sỏn, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Viêng Chăn làm trưởng đoàn sang thăm và làm việc tại Hải Dương từ ngày 22-25.8.

Xem thêm:   trạm bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Tỉnh đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ

Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương đã góp phần tích cực


 Chiều 23.8, đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Viêng Chăn đã hội đàm với lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương.  Dự buổi hội đàm có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; một số đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Tại buổi hội đàm, lãnh đạo hai tỉnh đã thông báo cho nhau về tình hình phát triển kinh tế- xã hội, công tác quốc phòng - an ninh của mỗi tỉnh và bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực hai địa phương đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển và đồng chí Vi Đông Xay Ya Sỏn khẳng định: Hai tỉnh Hải Dương, Viêng Chăn luôn duy trì được truyền thống gắn bó, đoàn kết để giúp nhau ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Mối quan hệ này được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, cùng có lợi, phù hợp với chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước; góp phần thúc đẩy, củng cố mối quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng, hai nước nói chung ngày càng bền chặt.
Lãnh đạo hai tỉnh cũng đánh giá kết quả việc thực hiện văn bản hợp tác giữa hai địa phương từ năm 2014 đến nay. 3 năm qua, Hải Dương cấp kinh phí đào tạo toàn phần cho 9 học sinh của tỉnh Viêng Chăn học tại các trường đại học ở tỉnh Hải Dương khóa 2013-2017. Cấp kinh phí đào tạo tiếng Việt cho 10 cán bộ tỉnh Viêng Chăn tại Hải Dương trong thời gian 1 năm.

Năm 2016, tỉnh Viêng Chăn đã tiếp nhận và hỗ trợ đào tạo tiếng Lào cho 3 cán bộ của tỉnh Hải Dương.
Hải Dương cũng đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 1 phòng thụ tinh nhân tạo cho gia súc ở Trung tâm Hợp tác Viêng Chăn - Hải Dương tại tỉnh Viêng Chăn; hỗ trợ trên 9 tỷ đồng xây dựng 1 trường mầm non tại Viêng Chăn.
Một số sở, ngành của 2 tỉnh như: kế hoạch và đầu tư, công an, văn hóa, thể thao và du lịch… đã ký kết văn bản hợp tác và tích cực tổ chức triển khai, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh cũng đã thảo luận, làm rõ những tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương cần được khai thác, nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển; chỉ ra những vấn đề, nội dung hợp tác chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, đồng thời thống nhất mục tiêu, phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương đã góp phần tích cực

Sau 1 năm cổ phần hóa, Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương đã góp phần tích cực xây dựng TP Hải Dương trở thành đô thị sạch, đẹp, văn minh.
Nhiều đổi mới: Để phục vụ tốt nhu cầu của người dân, Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương đã bố trí nhân viên chăm sóc khách hàng thường xuyên trực điện thoại đường dây nóng 0220.3.852.435. "Ngoài số máy cố định này, khách hàng còn có thể gọi vào số điện thoại di động 0906.170.090. Chúng tôi sẵn sàng tiếp thu, tư vấn, xử lý mọi kiến nghị của người dân. Đối với các loại rác cồng kềnh, khi khách hàng có nhu cầu, chúng tôi sẽ tổ chức thu gom ngay trong ngày", ông Nguyễn Văn Phụ, Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương cho biết. Đây là một việc mới của doanh nghiệp. Trước kia rất nhiều người lúng túng khi bỏ đồ đạc cũ như giường, tủ, bàn ghế.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu ,  sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung   

Tỉnh đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ


Từ đầu tháng 11.2016, Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương đã thu gom rác theo giờ bằng xe tải nhỏ khắp TP Hải Dương. Thay vì tiếng gõ kẻng của công nhân thu gom rác bằng xe gom như trước đây, nay tiếng nhạc cùng lời hát trên ô tô báo hiệu người dân đến giờ thu rác. Mỗi ô tô chuyên dùng có 2 công nhân phụ trách nhặt các túi rác bỏ lên xe, đưa đến điểm tập kết để chuyển sang xe ép rác. Nhờ hình thức thu gom này, trên nhiều tuyến phố đã không còn những xe rác nặng nề vừa đi vừa chảy nước thải xuống đường, rác chất cao, bốc mùi xú uế, ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe người lao động và cản trở giao thông. Thu gom rác bằng xe đẩy tay hiện chỉ duy trì tại các ngõ nhỏ. Kết thúc việc thu gom, vận chuyển rác, từ 23 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, công ty huy động xe chuyên dùng phun rửa, làm sạch hơn 90 điểm tập kết rác tạm thời và hơn 700 xe gom đẩy tay nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường.

Theo ông Trần Thế Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, để toàn bộ quy trình thu gom, vận chuyển rác được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, đơn vị đã tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Tổ kiểm tra có 7 cán bộ kỹ thuật giám sát chất lượng và báo cáo hình ảnh thu gom, vệ sinh phương tiện, bãi tập kết về đơn vị thông qua phần mềm Skype. Lãnh đạo công ty trực tiếp giám sát hoạt động của các thành viên tổ kiểm tra và các phương tiện vận chuyển rác qua dịch vụ định vị của Viettel; kiểm tra, xử lý những hạn chế trong quy trình làm việc qua hình ảnh. Để khuyến khích người lao động, công ty công khai các quy định thưởng, phạt. Nhiều công nhân vệ sinh đã được thưởng 20% mức lương khoán do được người dân ở các khu dân cư (KDC) viết thư khen.

Chị Nguyễn Thị Xuyền (công nhân Xí nghiệp Thu gom số 1) và chị Lưu Thị Thuyên (công nhân Xí nghiệp Thu gom số 2) vừa được các KDC gửi thư khen phấn khởi cho biết: "Cách làm mới này của công ty khuyến khích được người lao động tự giác trong công việc".

Hiệu quả: Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố được hơn 300 công nhân Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương thu gom một lần trong ngày từ 17 giờ hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau, không để tồn đọng. Các tuyến phố khu vực trung tâm còn được duy trì vệ sinh cả ban ngày.

Trước đó, công ty đã tuyên truyền để người dân TP Hải Dương chỉ đổ rác một lần vào khung giờ theo quy định, bỏ rác trực tiếp lên xe thu gom hoặc điểm tập kết rác tạm thời từ 17 - 21 giờ 30 đối với 13 phường nội thành và từ 20 - 22 giờ đối với các xã, phường còn lại. Ngoài hình thức tuyên truyền về giờ đổ rác tới người dân qua hệ thống loa truyền thanh, báo chí, gửi văn bản tới các hộ dân..., công ty còn phối hợp với các địa phương vận động người dân đóng rác vào túi kín, tách lọc nước, buộc chặt túi trước khi đổ rác; các gia đình, cơ quan, công sở, trường học, nhà hàng giữ gìn vệ sinh hè phố, lòng đường trước cửa nhà mình. Nhờ đó, thói quen xả rác của người dân đã thay đổi theo hướng tích cực.
Từ đầu năm nay, công ty đã mở rộng thu gom rác ở 8 xã, phường ngoại thành. Hiện khối lượng rác đường phố thu gom tăng gần 38% so với cùng kỳ năm trước, xóm ngõ gấp 2 lần. Lượng rác vận chuyển bình quân 180m3/ngày, tăng 50%. Thu nhập bình quân của một lao động đạt gần 5,5 triệu đồng/tháng, tăng 15%. Công ty đã đầu tư mua 22 ô tô chuyên vận chuyển rác cùng nhiều thiết bị để bảo đảm vệ sinh trên địa bàn thành phố.

Không chỉ thu gom rác thải, công nhân công ty còn tích cực vận động người dân xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị. Ông Nguyễn Xuân Đô, Trưởng KDC số 4, phường Việt Hòa cho biết: "Công nhân Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương có ý thức trách nhiệm cao trong thu gom rác, hướng dẫn và vận động người dân bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng tuyến phố văn minh. Các gia đình đã chủ động đóng rác vào túi kín, bỏ rác đúng giờ và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường".  

Thời gian tới, Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương tiếp tục đổi mới, hướng tới chuyên nghiệp hóa trong hoạt động; phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể vận động người dân thay đổi nhận thức và hành vi trong vệ sinh đô thị, bảo vệ môi trường thành phố.