Tuesday, September 12, 2017

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện; 6 đồng chí từ huyện lên tỉnh; 7 đồng chí từ xã lên huyện ...
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25.1.2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ, huyện Kim Thành đã luân chuyển 151 lượt cán bộ (trong đó có 69 đồng chí nữ).

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện; 6 đồng chí từ huyện lên tỉnh; 7 đồng chí từ xã lên huyện; 49 đồng chí được luân chuyển ngang giữa các phòng, ban, đoàn thể huyện; luân chuyển 86 cán bộ lãnh đạo quản lý các trường học.

Việc điều động, luân chuyển cán bộ trong thời gian qua đã giúp cán bộ được đào tạo, rèn luyện, thử thách qua thực tiễn. Chất lượng hoạt động, quản lý điều hành của bộ máy cấp ủy, chính quyền được nâng lên. Tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn; khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Sau luân chuyển, hầu hết cán bộ đều trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh có 268 ha đất nông nghiệp bỏ hoang, tập trung tại các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Kim Thành.
Trong đó có 189 ha đất 03, 79 ha đất công điền. Đất bỏ hoang tập trung nhiều ở một số địa phương chưa hoàn thành dồn điền, đổi thửa, khu vực chua trũng, xa làng hoặc ven khu công nghiệp. Có 3 địa phương không có ruộng bỏ hoang là Nam Sách, Thanh Hà và Kinh Môn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương có đất nông nghiệp bỏ hoang nghiên cứu mô hình sản xuất phù hợp; những khu đất trũng có thể chuyển sang nuôi thủy sản; có chính sách hỗ trợ nông dân để hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang.
Thời gian qua, Hạt Quản lý đê huyện Tứ Kỳ tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tuyến đê kiểu mẫu bằng những việc làm thiết thực.
Đơn vị đã phối hợp huy động nhân lực phát quang gần 94.000m2 cây dại, dọn 2.000 m2 rác thải trên mái đê; cắm 20 biển “cấm đổ rác”, dựng 8 biển báo co hẹp, 6 biển báo tải trọng và 4 trụ hạn chế tải trọng trên đê.

Trong phong trào xây dựng Hạt Quản lý đê điển hình, đơn vị đã cải tạo, nâng cấp trụ sở, mua sắm thiết bị cần thiết, sắp xếp lại phòng làm việc ngăn nắp, gọn gàng, khoa học, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; lắp đặt hòm thư góp ý, tố giác vi phạm...

Năm 2016, tuyến đê hữu sông Thái Bình từ km 31 + 229 đến km 40 + 50 thuộc các xã Đại Đồng, Hưng Đạo, Bình Lãng, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên (Tứ Kỳ) do Hạt Quản lý đê huyện Tứ Kỳ quản lý được tỉnh chọn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu; Hạt Quản lý đê huyện được đăng ký trở thành đơn vị điển hình.

TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng

Gần đây, TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng. Nguyên nhân do vi phạm hành lang vẫn diễn ra và còn rất nhiều đường ngang trái phép.
Bất chấp hiểm nguy: Theo Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương dài 46,3 km nhưng có tới trên 200 đường ngang, trong đó chỉ có 36 đường ngang hợp pháp. Nghĩa là tàu hỏa cứ đi khoảng 230 m sẽ gặp 1 đường cắt ngang.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sửa chữa tủ lanh hitachi,sửa tủ lạnh samsung

Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Kim Thành là huyện có số đường ngang nhiều nhất. 16,5km đường sắt qua huyện nhưng có tới 153 đường ngang, trong đó 138 đường ngang trái phép. Riêng 2,3 km đường sắt qua xã Kim Lương đã có 42đường ngang. Tàu hỏa cứ đi gần 55 m qua xã sẽ gặp 1 đường ngang. Trong khi đó, một số người dân khi qua đường sắt còn chủ quan, tùy tiện, không quan sát. Ông D., một người dân sinh sống gần đường sắt ở xã Kim Lương hằng ngày đều phải nhiều lượt băng qua đường sắt để đi làm. "Tiện đường ngang nào thì qua luôn cho gần, chứ đi vòng lên tận chỗ gác chắn thì xa lắm", ông D. cho biết.

Việc lấn chiếm hành lang cũng khiến ATGT diễn biến phức tạp hơn trong thời gian qua. Đường sắt đoạn thôn Bình Phiên (xã Ngọc Liên, Cẩm Giàng) từ nhiều năm nay đã hình thành chợ cóc. Người dân vô tư bày bán hàng hóa, mua bán tấp nập ngay cả khi các đoàn tàu rầm rập chạy qua. Chợ họp sát barie chắn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc. Cách đó không xa, lối đi vào thôn Kim Quan (xã Kim Giang, Cẩm Giàng) cũng có một chợ cóc. Người dân họp chợ ngay khu vực giao cắt với đường sắt không có người cảnh giới, không gác chắn và đèn cảnh báo. Ngoài xã Ngọc Liên, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng còn đi qua thị trấn Cẩm Giàng; các xã Kim Giang, Thạch Lỗi, Tân Trường, Cẩm Định và Cao An của huyện Cẩm Giàng. Ở nhiều đoạn ven đường sắt đều có người dân sinh sống, có nhiều đường ngang dân sinh vi phạm hành lang giao thông.

Phối hợp bảo đảm an toàn: Trật tự, ATGT diễn biến phức tạp do đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua nhiều địa phương. Có nhiều đoạn đường sắt song song với quốc lộ 5, hầu hết các đoạn tuyến có dân cư sinh sống gần nên người và phương tiện qua lại rất đông. Ngoài ra, trước đây các vi phạm hành lang ATGT đường sắt, lối đi dân sinh hình thành trái phép không được phát hiện kịp thời nên đến nay rất khó xử lý.

Việc phối hợp giữa ngành đường sắt với chính quyền các địa phương trong xử lý các bất cập chưa chặt chẽ. Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Thành, ngành đường sắt đã phối hợp với UBND huyện để rà soát và thiết kế gờ giảm tốc tại các lối đi dân sinh. Đơn vị của ngành đường sắt chỉ làm gờ giảm tốc ở những lối đi đã được trải nhựa, bê tông. Còn những lối đi bằng đất thì để cho địa phương làm. Những đoạn này muốn làm được gờ giảm tốc thì phải trải bê tông hoặc nhựa, trong khi địa phương không có kinh phí thực hiện.

"Cách đây khoảng 2 năm, ngành đường sắt đã lắp đặt cụm đèn cảnh báo khi tàu hỏa đến và làm gờ giảm tốc tại gần đường sắt giao với đường huyện 195 đoạn thôn Trại Mai Trung nên tai nạn không xảy ra. Trước đó, đây là vị trí xảy ra rất nhiều tai nạn và va chạm giữa tàu hỏa với phương tiện khác", ông Nguyễn Văn Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trường (Cẩm Giàng) cho biết.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 1 vụ TNGT đường sắt làm 1 người chết, thì sang tháng 7 đã xảy ra liên tiếp 3 vụ làm 3 người chết. Trước tình trạng này, Ban ATGT tỉnh đã có nhiều chỉ đạo nhằm kiềm chế TNGT đường sắt. Hiện tại, toàn tỉnh đã có 47 lối đi dân sinh có người cảnh giới theo quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Bộ Giao thông vận tải. Tại mỗi điểm, UBND tỉnh hỗ trợ 1,5triệu đồng/tháng để bồi dưỡng những người cảnh giới. UBND tỉnh cũng chỉ đạo lắp đặt tấm đan bê tông tại nhiều đường ngang để các phương tiện đi qua không bị mắc kẹt, cắm thêm biển báo “Chú ý tàu hỏa” tại những điểm giao cắt nguy hiểm... Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp rà soát các điểm giao cắt để xây dựng gờ giảm tốc nhằm hạn chế tốc độ của phương tiện khi qua đường sắt. Việc xây dựng gờ giảm tốc cần hoàn thiện trong quýIII.2017.

Theo Ban ATGT tỉnh, trong tháng 8, toàn tỉnh không xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông đường sắt. Để phát huy kết quả này, Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT cấp huyện tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu chính quyền cơ sở vào cuộc quyết liệt trong tuyên truyền, nhắc nhở người dân, bảo vệ hành lang đường sắt. Đồng thời, khẩn trương rà soát, xây dựng gờ giảm tốc, phối hợp lắp đặt đèn cảnh báo, bố trí người cảnh giới đường ngang nhằm tiếp tục giảm thiểu TNGT đường sắt.

Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN)

8 tháng đầu năm nay, số thu thuế ngoài quốc doanh của huyện Ninh Giang tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.  Quản lý sát: Chi cục Thuế huyện Ninh Giang đang quản lý 132 doanh nghiệp (DN) và hơn 840 hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện phải đóng thuế. Tuy nhiên, số DN phát sinh thuế luôn thấp, chỉ dưới 30 đơn vị. Hầu hết các hộ khoán thuế có quy mô kinh doanh nhỏ.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh samsung      

Được chọn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT)


Năm 2017, Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) 76tỷ đồng. Cục Thuế tỉnh giao dự toán phấn đấu thu 83 tỷ đồng, trong đó thuế ngoài quốc doanh giao thu 24 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so với năm 2016.
Để đạt dự toán giao, ngay từ đầu năm Chi cục Thuế huyện đã triển khai nhiều giải pháp như: tăng cường hình thức tuyên truyền các chính sách, pháp luật mới về thuế thông qua tập huấn, đối thoại, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, trả lời bằng văn bản đối với các DN, hộ kinh doanh. Hơn 8 tháng đầu năm, cán bộ thuế đã giải đáp hơn 50thắc mắc của người nộp thuế, tư vấn và hỗ trợ 30 DN về các vấn đề liên quan đến thuế. Ông Bùi Ngọc Hân, chủ cửa hàng điện máy Hân Hương ở số nhà 250 đường Nguyễn Lương Bằng (thị trấn Ninh Giang) cho biết: "Là hộ kinh doanh dịch vụ bán lẻ, chúng tôi luôn được cán bộ Đội thuế liên xã số 1 hỗ trợ, hướng dẫn xác định loại hàng hóa, trình tự kê khai, nộp thuế cũng như cách quản lý, sử dụng hóa đơn".

Các đội thuế liên xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, Ban quản lý các chợ để lập bộ thuế sát thực tế, siết chặt quản lý thông tin hộ kinh doanh theo Luật Quản lý thuế 2006... Chi cục phối hợp liên ngành, chính quyền cơ sở nắm chắc hoạt động của các hộ kinh doanh. Phát huy trách nhiệm cho cán bộ thuế, chi cục đã triển khai kế hoạch kiểm soát, đôn đốc, phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng địa bàn, từng khu vực sản xuất, từng loại hình kinh doanh. Chỉ tiêu thu nợ được giao cụ thể đến các đội thuế để quản lý, đôn đốc, thu hồi nợ. Từ đầu năm đến nay, các cán bộ thuế Ninh Giang đã thực hiện 250cuộc điện thoại đôn đốc thu nợ, phát hành 5.899 thông báo nợ, cưỡng chế thu hồi nợ...

Đến cuối tháng 4 vừa qua, trên địa bàn xã Tân Hương còn hơn chục hộ kinh doanh nợ đọng thuế. Ngoài tuyên truyền, đôn đốc theo quy định, Chi cục Thuế huyện đã phối hợp với chính quyền xã vận động, giải thích và đốc thúc các hộ nợ đọng thuế. Ông Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Tân Hương cho biết: “Do các hộ kinh doanh nợ đọng thuế trên địa bàn xã chưa hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ phải nộp thuế của mình, chưa rõ số tiền thuế nộp sẽ được sử dụng vào mục đích gì nên chậm nộp. Nhưng sau khi cán bộ thuế của huyện về vận động, tuyên truyền thì các hộ này đều đồng thuận, tự nguyện nộp thuế”.

Hiệu quả rõ: Tổng thu NSNN 8 tháng đầu năm nay của huyện Ninh Giang đạt hơn 90 tỷ đồng, bằng 118%dự toán giao cả năm. Riêng thuế ngoài quốc doanh đạt 24,4tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Chi cục Thuế huyện đã thu nợ hơn 4,3 tỷ đồng. Do tăng cường quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn nên việc lập bộ quản lý thuế chặt chẽ, sát thực tế hơn. Tất cả các DN trên địa bàn huyện đã nộp hồ sơ khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử. Tiền nộp thuế điện tử đạt 94%, tăng14% so với năm 2016.

Là DN đầu tiên của huyện Ninh Giang kê khai, nộp thuế điện tử, ông Nguyễn Trung Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Xây lắp điện Hoàng Ngân (xã Hiệp Lực) cho biết: "Thời gian đầu thực hiện, DN còn bỡ ngỡ, chưa nắm được các bước kê khai và nộp thuế điện tử. Được cán bộ  thuế của huyện hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình nên mọi vướng mắc của DN liên quan đến chính sách thuế đã được tháo gỡ”.

Để tăng cường hiệu quả quản lý thuế những tháng cuối năm, đặc biệt là thuế ngoài quốc doanh, ông Nguyễn Quang Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế Ninh Giang cho biết: "Chi cục tập trung kiểm tra, quản lý kịp thời hộ kinh doanh phát sinh; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về chống thất thu thuế. Chú trọng quản lý, khai thác các nguồn thu không thường xuyên như kinh doanh lưu động, vãng lai, xây dựng tư nhân, cho thuê nhà, cho thuê tài sản...".

Được chọn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT)

Được chọn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) điểm cấp huyện, Gia Lộc đang chuẩn bị chu đáo cho lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 15.9.
Phong trào phát triển: Những năm qua, cơ sở vật chất và sân bãi dành cho các hoạt động TDTT từ huyện đến các xã, thị trấn ngày càng được huyện Gia Lộc quan tâm xây dựng. Các ngành, các cấp, các địa phương trong toàn huyện đã đầu tư hàng tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp các công trình phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của người dân. Hiện nay, huyện có 1 sân vận động trung tâm rộng hơn 13.600 m2; 1sân bóng đá cầu môn lớn (trên 5.000 m2); hơn 100 sân bóng đá mi ni và sân chơi thể thao; 5 nhà tập TDTT tại UBND huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện, Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, Trường THPT Gia Lộc và Trung tâm Y tế huyện; 5 bể bơi tại các Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Thống Kênh, Lê Lợi, Phương Hưng, Thống Nhất, 1 bể bơi thông minh tại sân vận động trung tâm huyện và 1 ao bơi hợp vệ sinh tại xã Nhật Tân.

Xem thêm:   sửa chữa tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung

Nhân dịp này, hai tỉnh ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2017-2020


Trong những năm gần đây, phong trào TDTT, rèn luyện thân thể ở huyện Gia Lộc phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu. Huyện duy trì và phát triển các môn thể thao truyền thống như đua thuyền chải, pháo đất, cờ tướng, võ, vật, bơi, kéo co, bóng đá, bóng bàn, cầu lông... Ngoài ra, nhiều môn thể thao mới phù hợp với điều kiện tập luyện của các tầng lớp nhân dân như thể dục dưỡng sinh, đi bộ, aerobic, thể dục thẩm mỹ, thể hình, taekwondo, pencak silat, Vovinam... cũng phát triển. Đến nay, 25% số dân trong huyện thường xuyên tập luyện TDTT, tỷ lệ gia đình thể thao cũng đạt trên 18%.

Cùng với sự phát triển của phong trào TDTT quần chúng, những năm gần đây thể thao Gia Lộc đã đóng góp nhiều vận động viên xuất sắc cho tỉnh và quốc gia. Nhiều vận động viên đã giành được huy chương vàng, bạc, đồng tại các kỳ SEA Games và Đại hội TDTT toàn quốc như Đặng Thị Thắm, Đoàn Thị Mĩ, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Hằng...

Tích cực chuẩn bị: Với nền tảng là huyện có phong trào TDTT phát triển đồng đều, sâu rộng, được quan tâm toàn diện, Gia Lộc xứng đáng là "lá trầu mặt" được chọn làm điểm Đại hội TDTT cấp huyện kỳ này.

Luyện tập đồng diễn là một trong những nội dung quan trọng chuẩn bị cho lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện Gia Lộc lần thứ VIII. Ngay từ đầu tháng 8, huyện đã thành lập 5 tiểu ban phục vụ đại hội gồm tiểu ban nội dung; tuyên truyền, khánh tiết; chuyên môn; lễ tân, hậu cần; an ninh, y tế. Ông Tiêu Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện cho biết với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội TDTT huyện, trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung lễ khai mạc, sắp xếp lịch thi đấu cho từng bộ môn, phân công giám sát ban trọng tài, tuyển chọn những vận động viên cho nghi thức rước đuốc.
Tiểu ban tuyên truyền đã treo pa nô tại ngã tư cây xăng, cửa ngõ vào thị trấn Gia Lộc và các trục đường 62m kéo dài, Yết Kiêu, cầu vượt Toàn Thắng, đường Nguyễn Chế Nghĩa, đường Lê Thanh Nghị. Băng khẩu hiệu sẽ được treo xong trước ngày 12.9 tại nhiều tuyến đường trung tâm của huyện. Trong dịp này, nhiều cơ quan, ban, ngành cũng dành thời gian cho công tác chuẩn bị Đại hội TDTT huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tuyển chọn vận động viên tham gia thi đấu tại đại hội, cử giáo viên thể chất tham gia Ban trọng tài để điều khiển các môn thi đấu, huy động 900 em học sinh các trường THPT Gia Lộc, THPT Gia Lộc II và THCS thị trấn Gia Lộc tham gia các hoạt động đồng diễn và phục vụ các nghi thức của đại hội. Đối với các xã, thị trấn, việc tổ chức tốt Đại hội TDTT cấp cơ sở vừa qua đã tạo khí thế sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân, các đoàn vận động viên hăng hái bước vào Đại hội TDTT lần thứ VIII của huyện. Trong ngày khai mạc đại hội của huyện, mỗi xã, thị trấn sẽ tuyển chọn 41 vận động viên tiêu biểu để tham gia vào đoàn rước đuốc truyền thống.

Theo kế hoạch, Đại hội TDTT huyện Gia Lộc năm nay sẽ có 12 môn thi đấu. Đến nay, các đội đã hoàn thành thi đấu 5 môn gồm bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, bơi. Trong đó, môn bơi và bóng chuyền có đủ 23đội đến từ 23 xã, thị trấn trong huyện tham gia. Các môn thi đấu khác có từ 13-17 đội tham gia. Không chỉ số lượng các đội tham gia đông hơn những năm trước, chất lượng các giải thi đấu cũng được nâng lên. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lộc, Trưởng BCĐ Đại hội TDTT huyện Gia Lộc chia sẻ: “BCĐ Đại hội TDTT huyện quyết tâm chuẩn bị tốt các tiết mục đồng diễn, rước đuốc… bảo đảm lễ khai mạc diễn ra trang trọng, hoành tráng, để rút kinh nghiệm cho các huyện khác tổ chức Đại hội TDTT cấp huyện. Lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện chắc chắn sẽ tạo được không khí vui tươi phấn khởi, trở thành ngày hội của nhân dân trong toàn huyện”.