Wednesday, October 25, 2017

Tứ Kỳ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VIII năm 2017

Sáng 24.10, huyện Tứ Kỳ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VIII năm 2017.
Lễ khai mạc mở đầu bằng màn diễu hành biểu dương lực lượng của hơn 2.000 cán bộ, hội viên, đoàn viên các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, học sinh, vận động viên, trọng tài... trong huyện. Ấn tượng nhất là chương trình đồng diễn nghệ thuật có chủ đề "Tứ Kỳ mảnh đất hào khí anh hùng" gồm 3 chương: "Âm vang hào khí ngàn xưa", "Tứ Kỳ ngày nay", "Tứ Kỳ bản hùng ca" do 240 học sinh và 160 hội viên phụ nữ trình diễn.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi  bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành hitachi

Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt


Tại đại hội lần này, huyện Tứ Kỳ tổ chức 8 môn thi đấu gồm: vật dân tộc, cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền nam, đi bộ nữ, bóng đá nam và chạy việt dã. Từ đầu năm đến nay, huyện Tứ Kỳ đã tổ chức thi đấu 6 môn. Hai môn còn lại là bóng đá nam và chạy việt dã sẽ được tổ chức trong tháng 11 tới. Đại hội sẽ bế mạc vào tháng 12 năm nay.
Các hộ nông dân xã Liên Mạc (Thanh Hà) đang bán ổi với giá 10.000-11.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước.
 Nguyên nhân do thời điểm này bắt đầu có gió heo may, lượng mưa giảm nên ổi ngọt hơn. Ngoài ra, lượng ổi hiện không nhiều nên đã đẩy giá ổi tăng mạnh.

Toàn xã Liên Mạc hiện có gần 500 ha ổi các loại. Sản lượng ổi năm nay của xã sụt giảm, chỉ bằng khoảng 40% so với năm2016. Thời tiết diễn biến bất thường, liên tục có mưa lớn khiến nhiều diện tích ổi bị ngập nước, cây chậm phát triển, quả non bị rụng. UBND tỉnh đã có phương án điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng phường Việt Hòa (TP Hải Dương).
Bản quy hoạch mới đã giảm hơn 96 ha đất dịch vụ sinh thái, thêm hơn 21,6 ha đất ở, hơn 15 ha đất dịch vụ công cộng và dịch vụ thương mại, tăng diện tích cây xanh, mở rộng đường giao thông, lập quỹ đất dự phòng.

Ngoài ra, quy hoạch mới đã điều chỉnh một số tuyến đường để phù hợp với quy hoạch chung và đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông đô thị như mở rộng các tuyến đường chính bắc-nam, đường Tân Dân, phố Văn...

Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt

Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt góp phần giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay việc xác định vị trí xây dựng nhà máy gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Yêu cầu cấp thiết: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày các địa phương trong tỉnh phát sinh khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt (RTSH), trong đó mới có khoảng 60% rác thải được thu gom, xử lý bằng hình thức chôn lấp tạm thời. Nhiều bãi chôn lấp RTSH được xây dựng, vận hành không đúng quy chuẩn, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí. Do chưa triển khai đồng bộ, nhiều địa phương xuất hiện các điểm chôn lấp rác thải tự phát, gây ô nhiễm môi trường rất khó giải quyết. Đặc biệt, diện tích đất dành cho việc chôn lấp rác ngày càng hạn chế. Kinh phí đầu tư cho thu gom, vận chuyển, chôn lấp, xây dựng bãi rác tập trung ngày càng lớn. Vì vậy, xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi sua tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh samsung     

Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ


Theo Đề án “Thu gom, xử lý RTSH khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020”, đến hết năm 2017 tỉnh sẽ hoàn thành đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường APT - Seraphin và nhà máy xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc (trước đây là Công ty CP Môi trường Tình Thương); kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý RTSH tập trung cho thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn (mỗi nơi 1 nhà máy) và cụm 3 gồm các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang (chung 1 nhà máy). Năm 2018 sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ RTSH của TP Hải Dương và khoảng 75% lượng RTSH phát sinh của các huyện Thanh Hà, Nam Sách, Kim Thành tại các nhà máy xử lý rác ở xã Việt Hồng; tiếp nhận và xử lý khoảng 80% RTSH phát sinh của các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Cẩm Giàng tại nhà máy xử lý của Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc; tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý RTSH tập trung cho thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn và các huyện thuộc cụm 3. Phấn đấu hết năm 2018 tỉnh ta sẽ có ít nhất một trong hai cụm huyện này có nhà đầu tư thực hiện xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Theo đề án, đến năm 2020 tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng các nhà máy xử lý RTSH tập trung theo cụm, đóng cửa các bãi chứa rác thải tạm thời, toàn bộ RTSH sẽ đưa về các nhà máy xử lý bằng phương pháp đốt.

Khó tìm vị trí: Trên địa bàn tỉnh hiện mới có 2 nhà máy xử lý RTSH đặt ở các huyện Thanh Hà và Bình Giang. Trong đó, nhà máy xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương tại xã Việt Hồng (Thanh Hà) có công suất xử lý khoảng 160 tấn/ngày. Hiện tại, công ty mới chỉ tiếp nhận, xử lý RTSH của TP Hải Dương và một số xã thuộc huyện Kim Thành. Nhà máy xử lý RTSH của Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009. Ngoài thu gom, xử lý rác thải công nghiệp, đơn vị này còn xử lý RTSH cho thị trấn Kẻ Sặt và một số xã lân cận trên địa bàn huyện Bình Giang. Ngoài 2 nhà máy trên, một số địa phương trong tỉnh đã đầu tư xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ nhưng hiệu quả xử lý thấp, không phải là giải pháp lâu dài cho vấn đề này.

Theo Đề án “Thu gom, xử lý RTSH khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020”, căn cứ địa giới hành chính và các quy hoạch hệ thống đô thị, xã nông thôn mới, giao thông kết hợp khoảng cách tương đối giữa các huyện cũng như bán kính phục vụ của nhà máy xử lý, việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sẽ được phân thành các cụm. Cụm 1 gồm các huyện Thanh Hà, Kim Thành, Nam Sách và TP Hải Dương; cụm 2 gồm Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện; cụm 3 gồm các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ và Ninh Giang. Riêng thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn sẽ đầu tư xây dựng mỗi nơi 1 nhà máy xử lý RTSH.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương vẫn chưa lựa chọn được địa điểm đặt nhà máy một phần do người dân phản đối, một phần do lãnh đạo một số địa phương chỉ muốn xử lý rác thải gói gọn trong phạm vi từng huyện, không đồng ý với phương án xử lý theo cụm. Theo tính toán của các chuyên gia, lượng rác thải phát sinh của từng địa phương không bảo đảm hiệu quả cho việc đầu tư riêng từng huyện. Hiện tại, lượng rác phát sinh của các địa phương trung bình khoảng 50 tấn/ngày trong khi các nhà máy xử lý RTSH chỉ bảo đảm hiệu quả đầu tư với lượng chất thải được xử lý đạt trên 100 tấn/ngày. Vì vậy, ý tưởng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý theo từng huyện chưa khả thi vào thời điểm hiện tại. Cũng vi

Thursday, October 5, 2017

Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ

Đến nay, Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 31 hộ; còn 7hộ chưa phê duyệt.
Chiều 4.10, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (Dự án VRAMP) qua huyện Bình Giang và công tác bảo đảm an toàn giao thông trên một số quốc lộ.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi ,bao hanh tu lanh samsung      Giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Dự án VRAMP  trên quốc lộ 38 đi qua 5 xã của huyện Bình Giang dài 4,6 km, ảnh hưởng đến 572 hộ dân. Dự án thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2020 gồm các hợp phần: quản lý, bảo trì, nâng cấp tài sản đường bộ, xây dựng đường theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, bề rộng nền đường 12 m, mặt đường 7 m. Đến nay, huyện đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 31 hộ; còn 7hộ chưa phê duyệt.

Theo Ban Quản lý dự án 3 (Tổng cục Đường bộ), dự án hiện còn 500 m địa phương chưa bàn giao mặt bằng, 1.100 m đã nhận bàn giao nhưng vướng nhà, vướng mộ, không có đường tiếp cận thi công, nằm xen kẹp nên chưa thi công được. Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện ứng vốn để nhà thầu thi công, chỉ đạo huyện Bình Giang bàn giao mặt bằng sạch trong tháng 10.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Bình Giang chỉ đạo rà soát diện tích thu hồi ở một số hộ dân, số hộ sống chung cùng 1 thửa đất thu hồi, so sánh đơn giá bồi thường và đơn giá giao đất tái định cư… để xem có điều chỉnh đơn giá bồi thường không.

Đề nghị Tổng cục Đường bộ sớm cân đối nguồn vốn để hoàn trả số tiền trước đây UBND tỉnh Hải Dương đã ứng cho huyện chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng. Các ngành sớm xem xét đề nghị của UBND huyện Bình Giang về đơn giá bồi thường đất ở để huyện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại trong tháng 10.2017.

Đối với các kiến nghị của tỉnh về Dự án VRAMP, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện yêu nhà thầu phối hợp chặt chẽ với địa phương tháo gỡ khó khăn, khẩn trương thi công phần còn lại của dự án. Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm giải quyết các vướng mắc để dự án sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Về kiến nghị bảo đảm an toàn giao thông trên quốc lộ 5, 17B, 18, nút giao liên thông cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tỉnh cần sớm có văn bản để Tổng cục Đường bộ xem xét. Tổng cục Đường bộ giao các đơn vị quản lý đường khẩn trương khắc phục, sửa chữa hạn chế về hạ tầng như thiếu đèn tín hiệu, biển báo giao thông...

Giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri phải được tiến hành thường xuyên...
Có một thực tế đáng suy nghĩ là lâu nay ở nhiều địa phương là qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, có những vấn đề cử tri kiến nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết thấu đáo, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí có nơi biến thành điểm nóng. Nguyên nhân một mặt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự quan tâm giải quyết triệt để, kịp thời những vấn đề cử tri kiến nghị. Mặt khác do chưa có văn bản pháp luật quy định nên cơ quan dân cử ở địa phương còn lúng túng, chưa thật sự quyết liệt vào cuộc để giám sát, theo dõi, đôn đốc.

Xem thêm:  trạm bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi  , bảo hành tủ lạnh samsung

Bình Giang đã bàn giao mặt bằng liên quan đến đất ở của 38 hộ


Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm2015 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2016 thì Thường trực HĐND các cấp có trách nhiệm tổ chức giám sát các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả giám sát với HĐND. Mặc dù quy trình thủ tục đối với hoạt động giám sát này đã được quy định tương đối đầy đủ tại điều 74 nhưng đây là vấn đề còn mới mẻ, HĐND các cấp triển khai thực hiện ra sao để có hiệu quả cao là điều đáng bàn. Tôi xin được góp một vài ý kiến.

Trước hết, tôi cho rằng giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri phải diễn ra thường xuyên nhưng Thường trực HĐND, nhất là cấp tỉnh, cấp huyện mỗi năm chí ít cũng phải tổ chức được một phiên họp chuyên đề của Thường trực để thực hiện hoạt động giám sát này. Phiên họp có thể tổ chức định kỳ trước kỳ họp cuối năm của HĐND. Thành phần tham dự phiên họp giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri ngoài các ủy viên Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND cần sự có mặt của đại diện Ủy ban MTTQ cùng cấp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, nhất là các lĩnh vực có nhiều kiến nghị của cử tri và tổ trưởng tổ đại biểu nơi có nhiều cử tri kiến nghị. Nơi nào có điều kiện thì có thể mời một số cử tri có kiến nghị cùng tham dự.

Để chuẩn bị phiên họp giám sát, Thường trực HĐND phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp chỉ đạo Văn phòng HĐND, Văn phòng Ủy ban MTTQ tổng hợp tất cả các kiến nghị của cử tri thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp mình và thông qua kênh của MTTQ cùng cấp. Kiến nghị được tập hợp theo ngành, lĩnh vực để xác định rõ cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Văn bản này được gửi tới UBND cùng cấp. UBND chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổng hợp kết quả giải quyết các kiến nghị đó. Báo cáo của UBND về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri phải ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vào kết quả giải quyết các kiến nghị, không diễn giải dài dòng. Đối với những kiến nghị chưa được giải quyết, phải giải trình rõ nguyên nhân và dự kiến thời hạn khắc phục.

Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của UBND phải được ban của HĐND thẩm tra. Báo cáo này chắc chắn sẽ liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Theo tôi, Thường trực HĐND nên phân công Ban Pháp chế chủ trì thẩm tra văn bản này, các ban khác có trách nhiệm phối hợp. Báo cáo thẩm tra ngoài việc đánh giá các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri ra sao, cần phải đánh giá phản hồi của nhân dân về kết quả giải quyết các kiến nghị đó như thế nào; kết quả giải quyết đã thỏa đáng chưa, đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý không; cử tri có đồng tình với kết quả giải quyết đó không.

Sau phiên họp giám sát, Thường trực HĐND chỉ đạo văn phòng xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Báo cáo này sẽ là tài liệu chính thức trình kỳ họp HĐND. Như vậy, tại các kỳ họp HĐND, thay vì UBND đọc báo cáo trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri như trước đây, Thường trực HĐND sẽ trình bày báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện trong năm. Đại biểu HĐND khi đi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp sử dụng các báo cáo này để thông báo với cử tri về tình hình và kết quả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri. Làm như vậy sẽ tạo ra sự liên hệ qua lại và phản hồi tích cực giữa cử tri với cơ quan nhà nước, góp phần làm giảm tính hình thức của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

Cuối cùng, việc HĐND có ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri hay không cũng cần xem xét cân nhắc kỹ. Cũng như các hoạt động giám sát khác, HĐND khi cần thiết có thể ra nghị quyết. Trong trường hợp này, thế nào là “cần thiết” cũng nên được định rõ. Theo tôi, nếu có trên 50% kiến nghị của cử tri chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời gian hạn định hoặc những kiến nghị có liên quan đến những vấn đề nóng, bức xúc của địa phương mà chậm được giải quyết thì HĐND sẽ ra nghị quyết. Việc này phải được người chủ trì phiên họp giám sát kết luận, Thường trực HĐND biểu quyết, nếu tán thành thì giao cho văn phòng HĐND xây dựng dự thảo nghị quyết về giải quyết kiến nghị của cử tri trình ra kỳ họp để HĐND xem xét, quyết định.

Như trên đã nói, giám sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri phải được tiến hành thường xuyên chứ không thể chờ đến khi Thư

Hai đề án chống thất thu ngân sách trong kinh doanh xăng dầu

Hai đề án chống thất thu ngân sách trong kinh doanh xăng dầu và vận tải được thực hiện bước đầu đạt hiệu quả đã góp phần tăng nguồn thu từ thuế...
Cục Thuế tỉnh đang triển khai 2 đề án chống thất thu (CTT) ngân sách trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và vận tải, qua đó góp phần kiểm soát tình trạng gian lận thương mại và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi  ,sua tu lanh samsung
Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện

Số thu tăng : Sau hơn 9 tháng triển khai, Đề án "Tăng cường quản lý CTT ngân sách nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh” đã thu được kết quả khả quan. Để kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu, Cục Thuế tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương thực hiện kẹp chì và dán tem niêm phong toàn bộ 838 trụ bơm tại 254 cây xăng dầu của 170 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tỉnh. Cục Thuế đã chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện thị xã, thành phố chốt số hằng tháng và kiểm tra tem niêm phong làm cơ sở để đối chiếu với số liệu khai thuế của các doanh nghiệp. Nếu số liệu chốt số đồng hồ công tơ tổng và tờ khai thuế có sự biến động lớn, cơ quan thuế sẽ kiểm tra để nhanh chóng phát hiện gian lận nếu có.

Kết quả là trong 8 tháng đầu năm nay, thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu đạt 239,4 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2016. Số thuế giá trị gia tăng phát sinh mà các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải nộp cũng tăng thêm 62,4 tỷ đồng.

Cục Thuế tỉnh cũng đã phối hợp kiểm tra 6 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, qua đó phát hiện 2 doanh nghiệp kê khai chưa đúng sản lượng bán ra trên đồng hồ. Đoàn kiểm tra đã truy thu, xử phạt 158,6 triệu đồng tiền thuế, đồng thời kiến nghị Sở Công thương xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng.

Đối với lĩnh vực vận tải, để CTT thuế, ngay từ đầu năm Cục Thuế tỉnh và Sở Giao thông vận tải đã ký kết quy chế phối hợp. Sau ký kết, hai bên đã kiểm tra 12 doanh nghiệp vận tải, truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 217,9 triệu đồng, xử phạt chậm nộp hơn 60,1 triệu đồng, thu nợ thuế 71 triệu đồng... Ngoài ra, 2 ngành cũng đã phối hợp tuyên truyền, vận động 262 hộ kinh doanh vận tải thực hiện chính sách thuế và vận tải, qua đó các hộ tự giác đóng các khoản thuế phải nộp hơn 72 triệu đồng.

Cục Thuế tỉnh chọn Chi cục Thuế Thanh Hà là đơn vị làm điểm triển khai đề án CTT thuế trong lĩnh vực vận tải, bởi huyện này có nhiều hộ làm dịch vụ vận tải. Chi cục Thuế đã phối hợp thành lập đội liên ngành kiểm tra 25 hộ vận tải, truy thu hơn 145 triệu đồng tiền thuế.

Triển khai mở rộng : Theo ông Nguyễn Danh Trạnh, Giám đốc Chi nhánh Xăng dầu Hải Dương, cơ quan thuế nên triển khai mở rộng các đề án CTT thuế trên nhiều lĩnh vực để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp nào có năng lực và kinh doanh minh bạch thực sự sẽ tồn tại và phát triển bền vững.

Việc thực hiện các đề án CTT thuế đã được đồng chí Vương Đức Sáng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CTT ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tỉnh quán triệt tại hội nghị sơ kết công tác CTT ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế tổ chức mới đây. Ngoài khẳng định tính hiệu quả của việc thực hiện 2 đề án CTT ngân sách trong lĩnh vực xăng dầu và vận tải, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp trong CTT thuế, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra việc chuyển giá, mua bán hóa đơn…

Thực hiện chỉ đạo này, thời gian tới, ngoài tiếp tục triển khai 2 đề án trên, Cục Thuế tỉnh sẽ xây dựng đề án CTT trong lĩnh vực dược phẩm, vật tư y tế. “Các lĩnh vực khác như khai thác cát, hộ kinh doanh cá thể, các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn… tuy không xây dựng thành đề án nhưng ngành thuế vẫn thường xuyên đôn đốc CTT. Để công tác CTT thuế đạt hiệu quả cao, ngành thuế cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện nghĩa vụ thuế”, ông Vũ Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh khẳng định.

Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc là một điểm nhấn

Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc là một điểm nhấn thiêng liêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương tham dự.
4 phù ấn của Đức Thánh Trần: Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là một thiên tài quân sự, vị Anh hùng dân tộc kiệt xuất, được vua nhà Trần phong Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh ba quân đánh tan giặc Nguyên Mông, bảo vệ giang sơn Đại Việt. Vì có tài đức phi thường và công lao vĩ đại nên ngài được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh, Đức Phật, là "Cửu Thiên Vũ Đế" từ trên trời hiển ứng xuống cứu nước, giúp dân, diệt trừ giặc giã.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi   trung tâm bảo hành hitachi

Trong số các cán bộ luân chuyển có 3 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện


Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần là tôn miếu linh thiêng của đất nước. Nhà sử học Phan Huy Chú từng viết: "Mỗi khi trong nước có đại sự, triều đình đến làm lễ cầu đảo; các tướng tá, vương công mỗi khi có việc chinh chiến cũng đến đền bái yết rồi mới xuất quân...". Bởi vậy, cứ mỗi dịp "Tháng tám giỗ cha" hoặc mỗi khi có việc hệ trọng, người dân lại thành tâm về Kiếp Bạc làm lễ và xin phù ấn của Đức Thánh, cầu ngài phù hộ.

Đền Kiếp Bạc còn lưu giữ 4phù ấn của Đức Thánh Hưng Đạo Đại vương được làm bằng đồng. Ấn thứ nhất có hình vuông (kích thước 10 x 10 cm), trên khắc chữ "Trần triều Hưng Đạo vương chi ấn" (được hiểu là ấn của Hưng Đạo vương triều Trần). Đây là ấn phù quan trọng nhất, nội dung thể hiện quyền uy và sức mạnh mà Đức Thánh Trần ban cho. Ấn thứ 2 hình vuông (kích thước 5,5 x 5,5 cm), trên khắc chữ "Quốc pháp Đại Vương" (được hiểu là ấn phù của Quốc pháp Đại vương hoặc Đại vương giữ phép nước), cầu Đức Thánh ban sức mạnh uy quyền, bắt mọi thế lực phải tuân theo luật pháp. Ấn thứ 3 cũng có hình vuông (kích thước 4,3 x 4,3cm), trên khắc chữ "Vạn Dược linh phù" (được hiểu là phù ấn linh thiêng của đền Vạn Dược). Dược là thuốc chữa bệnh. Đây là phù ấn linh thiêng cứu giúp mọi người được sống mạnh khỏe, không bệnh tật... Ấn thứ 4 là ấn duy nhất có hình chữ nhật (kích thước 5,2 x 7,8 cm), trên khắc chữ "Phi thiên thần kiếm linh phù" (được hiểu là phù ấn linh thiêng của Phi thiên thần kiếm), cầu bình an, sát quỷ trừ tà.

Các cụ cao tuổi ở địa phương cho rằng 4 chiếc ấn trên có từ khi lập đền Kiếp Bạc. Theo lệ cổ, trước ngày đại kỵ của ngài (ngày giỗ của Đức Thánh Trần), chính quyền sở tại cùng với thủ từ làm lễ đóng ấn vào một tấm lụa màu vàng để đến hội ban cho nhân dân và du khách thập phương. Dân gian cho rằng muốn cầu việc lớn, việc quan tước, thăng thưởng, cầu phải trái phân minh... thì xin phù ấn "Trần triều Hưng Đạo vương chi ấn" hoặc ấn "Quốc pháp Đại vương"; cầu trường thọ, sinh con, tài lộc dồi dào, sự tốt lành phát triển thì xin phù ấn "Vạn Dược linh phù"; cầu tránh tà ma, bệnh tật, giặc giã xin "Phi thiên thần kiếm linh phù".

Theo từ điển Hán - Việt của Thiều Chửu, chữ "phù" có nghĩa là điềm tốt lành, là cái bùa bằng giấy mà các thầy cúng vẽ son mực vào để trừ ma. Như vậy, 4 phù ấn ở đền Kiếp Bạc thiên về nghĩa là điểm tốt lành, là bùa dùng để chữa bệnh, trừ tà... Bộ ấn này là những bảo vật quý hiếm, gắn liền với sinh hoạt văn hóa tâm linh, thể hiện niềm tin yêu tôn kính bậc Thánh nhân cứu quốc; khát vọng được sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân. Đó là tâm nguyện chân chính, thiêng liêng được lưu truyền hơn 7 thế kỷ qua ở Lễ hội đền Kiếp Bạc.

Thông thường, người dân xin tấm lụa vàng có in cả 4 phù ấn của đền Kiếp Bạc về treo tại nhà hoặc mang theo bên mình. Khi in phù ấn vào tấm lụa, nhà đền thường in ấn "Phi thiên thần kiếm linh phù" 2 lần, ý tứ muốn tránh số 4 (sinh, lão, bệnh, tử). Như vậy, ấn đền Kiếp Bạc khi ban cho người dân sẽ được in 5phù ấn, ngầm ý cầu mong cho mọi người luôn được vinh hiển, sống lâu, giàu có, yên lành...

Tổ chức chu đáo, trang nghiêm

Cách đây mấy chục năm, lễ ban ấn tại đền Kiếp Bạc không thực sự phổ biến vì một bộ phận người dân cho rằng việc này mang yếu tố mê tín dị đoan. Nhờ những chủ trương, chính sách, nhận thức mới, đúng đắn về vấn đề tín ngưỡng, từ năm 2006, được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tổ chức Lễ hội bắt đầu tổ chức lễ khai ấn và ban ấn theo bài bản mới. Theo đó, đêm 16 sang ngày 17.8 âm lịch hằng năm, lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân và du khách thập phương.

Từ 23 giờ đến 23 giờ 30 ngày 16.8 âm lịch, đoàn đại biểu Trung ương, tỉnh Hải Dương cùng các nhà sư sẽ tiến vào hậu cung đền Kiếp Bạc làm lễ khai ấn. Sau khóa lễ Mật niệm (tắt điện) do các nhà sư thực hiện, các đồng chí lãnh đạo tỉnh sẽ đóng 15 ấn rồi đặt lên bàn thờ làm lễ. Làm lễ xong, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh ban ấn cho các đại biểu.

Lễ ban ấn diễn ra ngay sau đó tại sân phía trước đền Kiếp Bạc với sự tham dự của các thành viên Ban tổ chức lễ hội, pháp sư, ban khánh tiết, nhân dân và du khách thập phương. Khu vực cổng đền, trong sân, trước cửa tiền tế... bố trí lực lượng hàng trăm người gồm công an, sinh viên tình nguyện, đội võ Nhất Nam cùng lan can, barie để bảo đảm an ninh trật tự. Từ cửa ph