Saturday, July 22, 2017

Tham khảo ý kiến từ những chị em đã từng mang thai

Vì quá lo lắng cho sức khỏe, muốn thường xuyên nắm bắt được quá trình phát triển của thai nhi nên nhiều bà bầu lạm dụng siêu âm khi mang thai.
1 tuần đi siêu âm 1 lần: Lần đầu mang thai nên chị Phạm Thị Hoa (24 tuổi) ở phường Thái Học (Chí Linh) không khỏi lo lắng. Tham khảo ý kiến từ những chị em đã từng mang thai, sinh con nên bên cạnh lịch hẹn khám, siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ, chị Hoa còn thường xuyên đến siêu âm tại các phòng khám tư nhân. Sau khi thai được 12 tuần tuổi, đều đặn 1 tuần chị đi siêu âm 1 lần. Gần đây, số lượt siêu âm đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức 2 lần/tháng.

Xem thêm: dia chi bao hanh tu lanh hitachisua tu lanh hitachi tai ha noisửa chữa tủ lạnh hitachi

Nguyễn Tiến Khắc - Phó Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo một số ngành


Chị Hoa chia sẻ: "Sở dĩ tôi đi siêu âm nhiều như vậy bởi nhìn thấy hình ảnh của con làm tôi yên tâm hơn. Tôi cũng muốn theo dõi cân nặng, dự kiến ngày sinh liệu có thay đổi và để kịp thời phát hiện bào thai có dấu hiệu bất thường hay không".

Cùng chung tâm lý lo lắng như chị Hoa, ngay từ khi biết mình mang thai, chị Hoàng Thị Như Ngọc (25 tuổi) ở phường Quang Trung (TP Hải Dương) đã tham khảo ý kiến của nhiều chị em trong các hội, nhóm trên các trang mạng xã hội. Các hội, nhóm này tập hợp nhiều bà mẹ "bỉm sữa" nên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các lời khuyên nên đi siêu âm bao nhiêu lần là phù hợp trong thời kỳ mang thai, giới thiệu một số địa chỉ siêu âm tốt... Bởi thế, dù thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cứ mỗi khi nghe các bà mẹ "bỉm sữa" truyền tai nhau về một phòng khám nào đó là chị Ngọc đều sắp xếp thời gian, công việc để tới siêu âm. Đi siêu âm nhiều lần, ở nhiều cơ sở khác nhau để so sánh kết quả mới giúp chị Ngọc yên tâm phần nào. Chị Ngọc cho rằng nếu chỉ đi siêu âm vài lần theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ không kịp thời phát hiện những dấu hiệu phát sinh bất thường của thai nhi.

Chỉ cần siêu âm ở 4 thời điểm:Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Quyên (Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh) cho biết trường hợp của chị Hoa, chị Ngọc cũng giống như nhiều phụ nữ mang thai khác đã lo lắng quá mức trong thai kỳ. Thực tế, phụ nữ mang thai chỉ cần bắt buộc đi siêu âm ở 4 thời điểm. Thời điểm thứ nhất khi thai được từ 6-10 tuần để xác định thai đã vào tử cung hay chưa, thai đơn hay thai đôi và thai có sự sống (tim thai) hay không. Từ tuần 11-13 đi siêu âm để đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số nhiễm sắc thể bất thường (đây có thể là những nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chân tay). Khi thai được từ 22-24 tuần cần siêu âm để khảo sát thai có phát triển bình thường hay không qua quan sát cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân. Ngoài ra, siêu âm trong khoảng thời gian này còn có thể phát hiện sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan nội tạng. Từ tuần 30-32, cần siêu âm kiểm tra động mạch, tim và một vùng cấu trúc não, dây rốn có đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối...

Theo bác sĩ Quyên, nếu thai nhi phát triển bình thường thì việc siêu âm vượt số lần so với chỉ định của bác sĩ là không cần thiết. Ngoài ra, siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường về hình thể, nghĩa là những gì nhìn thấy được chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng. Các rối loạn chức năng chỉ có thể phát hiện chính xác sau khi em bé chào đời. Vì thế, không nên lạm dụng khi nghĩ chỉ cần siêu âm là có thể phát hiện tất cả những dấu hiệu bất thường.

Hiện nay, các tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh nhưng cũng chưa có căn cứ để khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại, nhất là đối với những thai nhi dưới 8 tuần tuổi (thời kỳ thai đang hình thành). Do đó, các bà mẹ mang thai không nên lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn mất thời gian và những mệt mỏi không đáng có.

No comments:

Post a Comment