Saturday, May 27, 2017

Nhiều tháng qua, giá lợn thịt liên tục giảm sâu kỷ lục

Nhiều tháng qua, giá lợn thịt liên tục giảm sâu kỷ lục khiến nhiều người nuôi lợn lao đao.Hầu hết các trang trại đã phải giảm đàn, tạm ngưng nhập lợn giống. Vì thế, sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi (TACN) cũng giảm mạnh.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua tu lanh hitachi tai ha noi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi   

Huyện Kim Thành đã và đang quy hoạch phát triển


Các đại lý cám được ví như "cánh tay" nối dài của các doanh nghiệp sản xuất TACN. Để đối phó với tình trạng ế ẩm, không ít đại lý đã chấp nhận bán chịu cho người nuôi lợn để giữ mối cũng như hỗ trợ người chăn nuôi. Ông Đoàn Văn Ảnh, chủ một đại lý cám CP Việt Nam tại phường Hải Tân (TP Hải Dương) cho biết: "Trước đây trung bình mỗi tháng nhà tôi bán được 300-400 tấn cám các loại. Từ đầu năm đến nay, có tháng chỉ bán được 40-50 tấn. Thời điểm này khách hàng chủ yếu mua cám dành cho lợn nái, rất ít người mua cám tăng trọng cho lợn thịt. Cám phần lớn phải bán chịu cho người chăn nuôi, nhất là các khách hàng lớn".

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải Dương hiện có 67 cơ sở sản xuất và gia công TACN. Hằng năm, các cơ sở này cung cấp ra thị trường hơn 2 triệu tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc, trong đó tiêu thụ nội tỉnh chiếm gần 60%. TACN thường chiếm 70% chi phí sản xuất trong chăn nuôi lợn. Hải Dương có nhiều doanh nghiệp sản xuất TACN quy mô lớn như: Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (Chi nhánh Hải Dương), Công ty CP Sản xuất thức ăn chăn nuôi Vina, Công ty TNHH Sản xuất thức ăn chăn nuôi ANT, Công ty TNHH Thiên Tôn... Để hỗ trợ cho người chăn nuôi vượt qua khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã giảm giá bán. Công ty CP Sản xuất thức ăn chăn nuôi Vina giảm từ 2-5% giá bán tùy sản phẩm, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam giảm 200 đồng/kg cám... Riêng Công ty TNHH Thiên Tôn còn sản xuất dòng sản phẩm mới TT-999 có giá chỉ còn 180.000 đồng/bao 25 kg.

Theo ông Nguyễn Văn Nghị, Giám đốc Công ty CP Sản xuất và thương mại Đại An Tín ở cụm công nghiệp An Đồng (Nam Sách), doanh nghiệp hiện có 200 đại lý cấp 1 ở khu vực phía Bắc, riêng Hải Dương có 30 đại lý. Từ tháng 4.2017, công ty đã thực hiện khoanh nợ, giãn nợ cho các đại lý để họ giảm áp lực khi phải bán chịu cám cho người chăn nuôi. Doanh nghiệp cũng tập trung nâng cấp dây chuyền và tổ chức lại sản xuất để hạ giá bán sản phẩm.  

"Những lúc như thế này, doanh nghiệp sản xuất TACN cần đồng hành cùng người chăn nuôi vượt qua khó khăn, bởi cứu người chăn nuôi cũng chính là cứu doanh nghiệp. Ngoài việc giảm giá bán sản phẩm, chúng tôi đã khoanh nợ, giãn nợ cho nhiều đại lý cấp 1, nhất là các vùng nuôi nhiều lợn thịt ở khắp các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ", ông Phạm Duy Tuyên, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Tôn cho biết. Từ giữa năm 2016 đến nay, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để tự động hóa hoàn toàn 2 dây chuyền sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, bên cạnh các biện pháp trước mắt để "giải cứu" như mở các bàn thịt lợn sạch, bình ổn thị trường, hỗ trợ giá TACN... cần cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, định hình theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt là phải xây dựng các mô hình chăn nuôi có liên kết tạo thành các HTX, tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ như các công ty liên doanh lớn đã và đang làm để giảm bớt chi phí trung gian. Tuyên truyền, khuyến cáo các đơn vị sản xuất, kinh doanh TACN trên địa bàn điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn. Về lâu dài, các doanh nghiệp này cần rà soát quy trình sản xuất, tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại để giảm chi phí sản xuất, giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

No comments:

Post a Comment