Thursday, May 25, 2017

Lần đầu tiên HĐND tỉnh tiến hành hoạt động chất vấn giữa 2 kỳ họp

Sáng 24.5, lần đầu tiên HĐND tỉnh tiến hành hoạt động chất vấn giữa 2 kỳ họp về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2011-2016.
Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thanh Mai, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Dự phiên chất vấn có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, thành viên các Ban HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, huyện và các trung tâm đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nộibao hanh tu lanh hitachi

Thiếu tướng Đinh Xuân Ứng đề nghị Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh


Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, đây là hoạt động thường xuyên theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 nên các đại biểu cần thẳng thắn trao đổi, làm rõ những điểm cần điều chỉnh về chủ trương, cơ chế, chính sách, tổ chức vận hành nhằm tìm giải pháp chung nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), giai đoạn 2011-2016, toàn tỉnh dạy nghề cho hơn 44.000 LĐNT, tỷ lệ có việc làm đạt 84,5%. Trong đó, 875 LĐNT bị thu hồi đất, 4.458 người thuộc hộ nghèo, 71 người có công... Toàn tỉnh hiện có 33 cơ sở đào tạo, dạy nghề. LĐNT tham gia các lớp đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo mức quy định tại Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 21.2.2011 của UBND tỉnh.

Gần 10 lượt ý kiến trao đổi, chất vấn tại hội nghị đã tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn vừa qua. Giải đáp các vấn đề do các đại biểu nêu ra, đồng chí Vũ Doãn Quang, Giám đốc Sở LĐTBXH nêu rõ một số nguyên nhân hạn chế dẫn đến kết quả đào tạo nghề cho LĐNT đạt thấp như: công tác tuyên truyền, huy động chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân tham gia  công tác đào tạo nghề, phát triển ngành nghề nông thôn để tạo cầu việc làm chưa thường xuyên, liên tục. Sự phối hợp giữa UBND cấp huyện, xã với các cơ sở dạy nghề chưa chặt chẽ, chưa phối hợp tốt trong công tác khảo sát và đề xuất danh mục nghề đào tạo... Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân bổ không đều giữa các địa phương. Sự phối hợp của các doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề chưa gắn kết thường xuyên. Chất lượng đào tạo một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Lãnh đạo Sở LĐTBXH cũng nhận trách nhiệm của ngành mình, đồng thời phản ánh một số sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 của tỉnh nhưng chưa thực sự quan tâm trong triển khai đề án
Cũng tại phiên chất vấn, lãnh đạo Sở Tài chính cho biết sẽ kịp thời cấp và thanh quyết toán kinh phí cho các cơ sở dạy nghề; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời về việc tham mưu phân bổ đầu tư cho dự án hằng năm, kết quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với giải pháp của đại diện một số trung tâm đào tạo, dạy nghề nêu là cần phải tổ chức lại cuộc khảo sát tổng thể, quy mô toàn tỉnh về nhu cầu đào tạo nghề. Cần đánh giá lại hiệu quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT để có quy hoạch đào tạo nghề phù hợp. Nhiều giải pháp khác cũng đã được bàn bạc, thảo luận để tìm hướng nâng cao hiệu quả đào tạo nghề LĐNT trong giai đoạn tới.

Phát biểu kết luận phiên chất vấn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển hoan nghênh tinh thần thẳng thắn trao đổi, vì mục tiêu chung nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã cho thấy công tác đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh bên cạnh những kết quả đạt được đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn.

Để sớm khắc phục những hạn chế, đồng chí đề nghị UBND tỉnh cần tích cực chỉ đạo các sở, ngành, địa phương sớm hoàn thành công tác rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động. Thực hiện việc sáp nhập 3 trung tâm: kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, dạy nghề, giáo dục thường xuyên thành 1 trung tâm.

No comments:

Post a Comment