Tuesday, September 12, 2017

TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng

Gần đây, TNGT trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lại gia tăng. Nguyên nhân do vi phạm hành lang vẫn diễn ra và còn rất nhiều đường ngang trái phép.
Bất chấp hiểm nguy: Theo Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương dài 46,3 km nhưng có tới trên 200 đường ngang, trong đó chỉ có 36 đường ngang hợp pháp. Nghĩa là tàu hỏa cứ đi khoảng 230 m sẽ gặp 1 đường cắt ngang.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sửa chữa tủ lanh hitachi,sửa tủ lạnh samsung

Chi cục Thuế huyện được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Kim Thành là huyện có số đường ngang nhiều nhất. 16,5km đường sắt qua huyện nhưng có tới 153 đường ngang, trong đó 138 đường ngang trái phép. Riêng 2,3 km đường sắt qua xã Kim Lương đã có 42đường ngang. Tàu hỏa cứ đi gần 55 m qua xã sẽ gặp 1 đường ngang. Trong khi đó, một số người dân khi qua đường sắt còn chủ quan, tùy tiện, không quan sát. Ông D., một người dân sinh sống gần đường sắt ở xã Kim Lương hằng ngày đều phải nhiều lượt băng qua đường sắt để đi làm. "Tiện đường ngang nào thì qua luôn cho gần, chứ đi vòng lên tận chỗ gác chắn thì xa lắm", ông D. cho biết.

Việc lấn chiếm hành lang cũng khiến ATGT diễn biến phức tạp hơn trong thời gian qua. Đường sắt đoạn thôn Bình Phiên (xã Ngọc Liên, Cẩm Giàng) từ nhiều năm nay đã hình thành chợ cóc. Người dân vô tư bày bán hàng hóa, mua bán tấp nập ngay cả khi các đoàn tàu rầm rập chạy qua. Chợ họp sát barie chắn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc. Cách đó không xa, lối đi vào thôn Kim Quan (xã Kim Giang, Cẩm Giàng) cũng có một chợ cóc. Người dân họp chợ ngay khu vực giao cắt với đường sắt không có người cảnh giới, không gác chắn và đèn cảnh báo. Ngoài xã Ngọc Liên, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng còn đi qua thị trấn Cẩm Giàng; các xã Kim Giang, Thạch Lỗi, Tân Trường, Cẩm Định và Cao An của huyện Cẩm Giàng. Ở nhiều đoạn ven đường sắt đều có người dân sinh sống, có nhiều đường ngang dân sinh vi phạm hành lang giao thông.

Phối hợp bảo đảm an toàn: Trật tự, ATGT diễn biến phức tạp do đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua nhiều địa phương. Có nhiều đoạn đường sắt song song với quốc lộ 5, hầu hết các đoạn tuyến có dân cư sinh sống gần nên người và phương tiện qua lại rất đông. Ngoài ra, trước đây các vi phạm hành lang ATGT đường sắt, lối đi dân sinh hình thành trái phép không được phát hiện kịp thời nên đến nay rất khó xử lý.

Việc phối hợp giữa ngành đường sắt với chính quyền các địa phương trong xử lý các bất cập chưa chặt chẽ. Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Thành, ngành đường sắt đã phối hợp với UBND huyện để rà soát và thiết kế gờ giảm tốc tại các lối đi dân sinh. Đơn vị của ngành đường sắt chỉ làm gờ giảm tốc ở những lối đi đã được trải nhựa, bê tông. Còn những lối đi bằng đất thì để cho địa phương làm. Những đoạn này muốn làm được gờ giảm tốc thì phải trải bê tông hoặc nhựa, trong khi địa phương không có kinh phí thực hiện.

"Cách đây khoảng 2 năm, ngành đường sắt đã lắp đặt cụm đèn cảnh báo khi tàu hỏa đến và làm gờ giảm tốc tại gần đường sắt giao với đường huyện 195 đoạn thôn Trại Mai Trung nên tai nạn không xảy ra. Trước đó, đây là vị trí xảy ra rất nhiều tai nạn và va chạm giữa tàu hỏa với phương tiện khác", ông Nguyễn Văn Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trường (Cẩm Giàng) cho biết.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 1 vụ TNGT đường sắt làm 1 người chết, thì sang tháng 7 đã xảy ra liên tiếp 3 vụ làm 3 người chết. Trước tình trạng này, Ban ATGT tỉnh đã có nhiều chỉ đạo nhằm kiềm chế TNGT đường sắt. Hiện tại, toàn tỉnh đã có 47 lối đi dân sinh có người cảnh giới theo quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Bộ Giao thông vận tải. Tại mỗi điểm, UBND tỉnh hỗ trợ 1,5triệu đồng/tháng để bồi dưỡng những người cảnh giới. UBND tỉnh cũng chỉ đạo lắp đặt tấm đan bê tông tại nhiều đường ngang để các phương tiện đi qua không bị mắc kẹt, cắm thêm biển báo “Chú ý tàu hỏa” tại những điểm giao cắt nguy hiểm... Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp rà soát các điểm giao cắt để xây dựng gờ giảm tốc nhằm hạn chế tốc độ của phương tiện khi qua đường sắt. Việc xây dựng gờ giảm tốc cần hoàn thiện trong quýIII.2017.

Theo Ban ATGT tỉnh, trong tháng 8, toàn tỉnh không xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông đường sắt. Để phát huy kết quả này, Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT cấp huyện tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu chính quyền cơ sở vào cuộc quyết liệt trong tuyên truyền, nhắc nhở người dân, bảo vệ hành lang đường sắt. Đồng thời, khẩn trương rà soát, xây dựng gờ giảm tốc, phối hợp lắp đặt đèn cảnh báo, bố trí người cảnh giới đường ngang nhằm tiếp tục giảm thiểu TNGT đường sắt.

No comments:

Post a Comment