Wednesday, June 21, 2017

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Qua kiểm tra, 4 xã còn lại là  Lê Lợi, Hưng Đạo, Kênh Giang và Bắc An đã cơ bản hoàn thành 18 tiêu chí xây dựng NTM.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) thị xã Chí Linh, qua kiểm tra, 4 xã còn lại là  Lê Lợi, Hưng Đạo, Kênh Giang và Bắc An đã cơ bản hoàn thành 18 tiêu chí xây dựng NTM. Riêng tiêu chí cơ sở vật chất trường học, các xã đang phấn đấu hoàn thành trong tháng 6 này.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noisửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi               

Xuất hiện những MH tổ chức sản xuất mới


Ngoài kinh phí hỗ trợ 7 tỷ đồng/xã của UBND tỉnh, thị xã Chí Linh còn trích ngân sách hỗ trợ mỗi xã 2 tỷ đồng để hoàn thành NTM. Đến nay, có 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Thị xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM trong năm nay.
Kinh Môn hiện có 4 làng nghề: ươm tơ Hà Tràng (Thăng Long), bánh đa Tống Buồng (Thái Thịnh), chế biến hành mủa (Hiến Thành) và chạm khắc đá ở Phạm Mệnh.

Gần đây, do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên số hộ làm nghề trong các làng nghề giảm đáng kể.

Hiện tại, làng nghề ươm tơ Hà Tràng không còn hộ nào theo nghề. Làng nghề bánh đa Tống Buồng còn 17 hộ, làng nghề chạm khắc đá xã Phạm Mệnh còn 3 hộ theo nghề. Làng nghề chế biến hành mủa ở xã Hiến Thành còn khoảng 200 hộ theo nghề nhưng thu nhập từ nghề này rất thấp, trung bình chỉ 2,5 triệu đồng/hộ/tháng.
Ngày trước, khi cua đồng, tôm, tép còn nhiều trong tự nhiên, người dân có nhiều lựa chọn. Do đó, người dân An Thanh chủ yếu bắt cáy phục vụ bữa ăn gia đình, làm mắm và đem bán ở các chợ lân cận với giá rẻ chỉ bằng 2/3 con cua. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi môi trường nước ngày càng ô nhiễm, cua đồng, tôm, tép trở nên khan hiếm, người tiêu dùng lại thích ăn cáy hơn. Bởi con cáy “lành”, lại chế biến được nhiều món ngon như nấu canh rau đay, mùng tơi, bánh đa, rang muối, làm mắm…

Chị Phạm Thị Lan ở thôn An Định cho biết người dân địa phương gần đây đã quan tâm làm lại bờ vùng, cải tạo ruộng, vào vụ lúa không phun thuốc trừ sâu để con cáy ngày càng sinh sôi, phát triển mạnh. Gia đình chị có 3 mẫu đất bãi, ngày nào cũng khai thác cáy, hôm nhiều được 6 - 7 kg, ít cũng được 3 - 4 kg. Có những gia đình diện tích lớn còn thu được 11 - 12 kg/ngày. Cáy An Thanh sinh sản nhanh, có màu đen vàng, ít gọng đỏ, nhiều thịt, ăn ngọt hơn cáy Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nên được thương lái rất ưa chuộng. Vào mùa cáy, thương lái ở khắp nơi, trong đó cả một số người quê tận Thanh Hóa cũng ra ngoài này để thu mua. Thậm chí có thương lái bên Vĩnh Bảo còn sang An Thanh mua cáy rồi đem về trộn với cáy địa phương để bán cho được giá. Người dân ở đây bán cáy tại ruộng với giá 80.000 - 90.000 đồng/kg, lúc cao lên tới 100.000 đồng/kg. “Vào mùa thu hoạch, bình quân mỗi tháng các hộ dân như chúng tôi cũng thu được 5 - 10 triệu đồng từ con cáy”, chị Lan nói.

Xã An Thanh có khoảng 118 ha đất bãi, trong đó phần lớn diện tích cho khai thác cáy và rươi. 2 con đặc sản tự nhiên này ngày càng được thị trường ưa chuộng và cho giá trị cao. Hằng năm, nguồn lợi mà xã An Thanh thu được từ cáy và rươi lên tới hàng chục tỷ đồng. Nhiều gia đình từ hai bàn tay trắng đã trở thành tỷ phú, xây dựng được nhà cao tầng, mua sắm xe máy và các đồ dùng sinh hoạt đắt tiền nhờ đầu tư vào vùng đất bãi.

10 năm trước, kinh tế gia đình ông Phạm Xuân Thuyết ở thôn An Định rất khó khăn, phải lo chạy từng bữa ăn. Năm 2009, ông vay vốn người thân và ngân hàng để mua lại 4,6 mẫu đất bãi ngoài đê sông Thái Bình với giá 10 - 20 triệu đồng/sào. Ông thuê máy xúc hạ thổ, quy hoạch, cải tạo lại bờ vùng, tạo môi trường thuận lợi để cáy, rươi phát triển. Sau 4 năm, kinh tế gia đình ông ngày càng khá giả. Không chỉ trả gần hết nợ, ông Thuyết còn mua được mảnh đất trị giá 1,4 tỷ đồng cho con trai ở TP Hải Phòng. Ông chia sẻ: “Ngày chúng tôi vay mượn đầu tư làm bờ vùng cũng xác định là “đánh bạc với trời”. May sao ông trời không phụ người quyết tâm, con cáy, con rươi đã giúp chúng tôi thực sự đổi đời”.

No comments:

Post a Comment