Sunday, June 25, 2017

Nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử

Gần đây, nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Âm thầm tăng: Chị Nguyễn Thị Hà, nhân viên kinh doanh tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương) thường xuyên phải giao dịch chuyển khoản qua internet banking. Thời gian gần đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử mà không thông báo khiến chị bất ngờ. "Mỗi ngày, tôi thực hiện không dưới 10 giao dịch internet banking. Ngân hàng thu phí chuyển khoản nội mạng dưới 10 triệu đồng ở mức 7.000 đồng/lượt, tăng 1.000 đồng/lượt. Từ 500 triệu đồng trở lên ở mức 15.000 đồng, tăng 3.000 đồng/lượt. Mỗi tháng tôi phải trả thêm khá nhiều tiền chi phí giao dịch", chị Hà nói.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  sửa tủ lạnh hitachi

Ở thôn Hậu Bổng (tục gọi Trạm Bóng, xã Quang Minh, Gia Lộc) P2


Từ đầu tháng 5, một số ngân hàng như BIDV, Sacombank đã điều chỉnh biểu phí với dịch vụ ngân hàng điện tử. BIDV áp dụng phí chuyển tiền dưới 10 triệu đồng, phí tăng từ 6.600 đồng lên 7.000 đồng/lần; chuyển tiền tới mức 500 triệu đồng, phí tăng từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/lần... TPBank tăng phí dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng, Sacombank tăng phí internet banking từ 33.000 đồng lên 44.000 đồng/quý...

Theo lý giải của đại diện một số ngân hàng, việc tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử không gây phiền phức cho khách hàng bởi lâu nay các ngân hàng đã chịu thiệt thòi khi chưa tăng phí dịch vụ này. Các ngân hàng phải trả chi phí thực hiện các dịch vụ này lớn hơn nhiều so với mức thu của khách hàng. Với dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking, ngân hàng phải trả nhà mạng 800 đồng/tin nhắn. Trong khi đó, khách hàng chỉ phải đóng 11.000 đồng/tháng cho phí dịch vụ ngân hàng điện tử.

Tăng phí cần đi đôi với tăng chất lượng: Anh Phạm Văn Khoa, chủ thẻ Sacombank cho biết, các ngân hàng tăng phí cần phải quan tâm đến nâng cao chất lượng dịch vụ. "Tôi sẵn sàng cắt các dịch vụ giao dịch điện tử nếu như các ngân hàng không tăng chất lượng dịch vụ", anh Khoa nói.

Tình trạng mất tiền trong tài khoản ngày càng nhiều trong thời gian gần đây khiến nhiều chủ thẻ bất an. Để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, nhiều ngân hàng thắt chặt an ninh bằng cách không cho chủ thẻ rút tiền tại một số cây ATM xa khu dân cư hoặc ban đêm. Tuy nhiên, việc này đã gây không ít trở ngại đối với người sử dụng thẻ. Chị Nguyễn Thị Lan ở phố Hàm Nghi (TP Hải Dương) nhận xét: “Tăng phí để các ngân hàng tăng tính bảo mật cho khách hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng thẻ nhưng ngược lại thời gian gần đây tôi thấy bất an hơn”.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải công khai các loại phí dịch vụ trên website của đơn vị hoặc tại chi nhánh, phòng giao dịch cho khách hàng biết.

Theo phản ánh của nhiều khách hàng, mỗi ngân hàng có hàng chục biểu phí khác nhau nên không phải khách hàng nào cũng biết hết. Chỉ tính riêng biểu phí dịch vụ rút gọn thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã có hàng loạt phí như phát hành và chuyển đổi hạng thẻ thông thường, phát hành nhanh, quản lý tài khoản thẻ theo tháng, phát hành lại thẻ, cấp mã PIN, vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra soát khiếu nại, chuyển khoản liên ngân hàng… Thế nên khách hàng không dễ để kiểm soát phí tăng nếu ngân hàng không nhắn tin thông báo.

Việc tăng phí ngân hàng điện tử là cần thiết để giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ và bù đắp chi phí mà các ngân hàng phải bù lỗ. Tuy nhiên, việc tăng phí bao nhiêu, vào thời điểm nào cần được các ngân hàng cân nhắc, tránh để khách hàng có cảm giác như bị tận thu, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

No comments:

Post a Comment