Friday, August 14, 2015

Vì sao tủ lạnh nhà bạn không đông đá

Tủ lạnh nhà bạn đang gặp phải sự cố gì? Phải chăng nó không dông đá, tuyết bám rất nhiều ở dàn lạnh ngăn đá. Các bạn đã thử những cách sau chưa? Lấy máy sấy tóc thổi hết lớp tuyết đó là lại ngon lành k vấn đề gì nữa đúng không? Thật ra như vậy chưa ổn đâu các bạn ak. Bạn thử dùng 1 tuần sau xem nó  sẽ ra sao?  Nó lại bị như vậy trở lại đúng không? ,lại phải xóa bỏ lớp tuyết đó mới dùng đc. Quả thật các bạn khôn thể cứ tuần nào cũng làm như vậy được đúng không? No có nguyên nhân mắc bệnh của nó cả đó. Hãy cùng các  chuyên gia của trung tâm sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội kiểm tra và bàn cách xử lý nào.
Tags: sua tu lanh hitachi tai ha noi
Xem thêm: Tủ lạnh hiện đại có máy pha cà phê
 Có nhiều nguyên nhân khiến cho tủ lạnh không đông đá như:
Công tắc đèn tủ lạnh bị hỏng
Ống lưu thông giữa bộ làm lạnh tới tủ lạnh bị tắc
Đệm cao su ở cửa tủ bị hỏng 
Rơle nhiệt của bạn có thể có vấn đề
sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội

Bạn có thể giả thiết một trong những nguyên nhân sau:
-Thuộc loại không đóng tuyết, quạt dẫn lưu bị kẹt , không quay được.Nếu quạt quay được sẽ có tiếng thổi ù ù trong ngăn đông.Quạt hỏng phải thay.
-Với cả hai loại, đóng tuyết và không đóng tuyết, có thể bộ phận cảm biến nhiệt ( Thermostat )bị hỏng. Ta vẫn dùng nút vặn của bộ phận này để chỉnh lạnh nhiều lạnh ít.Nếu bộ phận này bị hỏng nên thay thế. Giá khoảng ba mươi ngàn.
-Nếu tình trạng làm lạnh yếu chỉ mới vừa xảy ra một hai ngày nay, có thể bị thiếu ga do rò rỉ. Nạp thêm ga tác nhân lạnh. Nếu tình trạng này xảy ra đã lâu ngày thì không phải vì ga. 
-Cục nhỏ bằng nhựa mà Bạn mô tả là bộ tiếp điểm circuit breaker tự động đóng hoặc ngắt mạch cấp điện cho máy nén. Máy nén cũng đồng thời là bình ga như Bạn nói.Khi cường độ điện lên quá cao do điện YẾU (rất thường xảy ra),do tụ diện bị hư (thường xảy ra, tụ điện nằm kế bên bộ ngắt mạch này), hoặc do máy nén ( còn gọi là bloc) bị cháy hỏng một phần, bộ tiếp điểm này sẽ tự động ngắt mạch điện. Sau vài phút nó sẽ nguội và cặp tiếp điểm lại được đóng lại cấp điện cho máy nén, máy nén tái tục hoạt động. Nhưng nếu các tình trạng đã nêu không được cải thiện,bộ tiếp điểm lại ngắt mạch một lần nữa, và hiện tượng này cứ lập đi lập lại. Người thợ vặn "cục nhựa" đó , chỉ có "vặn" mà không có bất cứ một sự đo đạc nào khác bằng các đồng hồ đo, đã làm sai. Người thợ đó đã chỉnh khe hở của cặp tiếp điểm, phế bỏ chế độ ngắt tự động, cưỡng bức máy  nén hoạt động trong điều kiện có nguy cơ cao. Tủ lạnh chạy cưỡng bức như thế vẫn làm lạnh tốt,nhưng rất tốn điện và rút ngắn tuổi thọ nhiều lần.
Nếu do nguyên nhân điện yếu, hãy khắc phục bằng ổn áp.
Nếu do nguyên nhân tụ điện, hãy thay tụ điện mới. Nếu do nguyên nhân máy nén đã tổn thương, thì việc "vặn" của người thợ có thể chấp nhận,nó giúp ta tận dụng những ngày sống cuối cùng của chiếc tủ lạnh đó trước khi mua cái mới.
Những điều cần lưu ý khi dùng các trang cụ lạnh nói chung:
-Điện áp phải đủ , với điện áp danh định 220V thì khi điện áp xuống đến mức 180V không nên cho máy làm việc.Nên dùng một ổn áp.
-Nếu mất điện đột ngột rồi lại có liền sau đó, máy bị lực cản quá lớn, không thể khởi động, cường độ điện tăng cao, máy nén quá nóng, nếu bộ tiếp điểm không nhạy can thiệp máy nén sẽ bị tổn thương.Nên dùng một bộ trễ (delay) có thời gian trễ khoảng 5 phút.

No comments:

Post a Comment